Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ê buốt răng uống thuốc gì​? Biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả?

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng ê buốt răng khiến bạn cảm thấy khó chịu khi răng tiếp xúc với các kích thích nóng, lạnh, chua,... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy làm cách nào để chữa răng ê buốt? Ê buốt răng uống thuốc gì​là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vì ê buốt răng không phải là bệnh lý về răng lợi nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy răng bị ê buốt nên uống thuốc gì để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất?

Răng ê buốt khắc phục như thế nào?

Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là tình trạng răng dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ nóng lạnh thất thường và ê buốt răng thậm chí khi hít phải không khí lạnh. Răng ê buốt là do mòn men, lộ ngà, tụt lợi, sâu răng, sứt mẻ khiến cấu trúc bên trong răng phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân kích ứng. Theo các bác sĩ nha khoa, hiện nay chưa có thuốc uống trị ê buốt răng hiệu quả mà chỉ có thể dùng gel bôi để chống ê buốt. Đây là liệu pháp được nhiều người áp dụng. Hiện nay thuốc giảm ê buốt răng được bán rất nhiều tại hiệu thuốc nên mọi người có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ.

Ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả?

Gel chống ê buốt

Gel chống ê buốt là sản phẩm giảm ê buốt răng tạm thời. Đây là loại thuốc được bôi trực tiếp vào răng và nướu trong khoang miệng. Vì vậy, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng. Đồng thời nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao để tránh gây kích ứng hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại thuốc chống ê buốt như GC Tooth Mousse, Emoform Gel, SensiKin Gel,...

Ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả Gel chống ê buốt SensiKin Gel

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Sự thiếu hụt vitamin cũng là nguyên nhân khiến răng nướu bị yếu và nhạy cảm hơn. Do đó bạn cần bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống hằng ngày.

  • Canxi: Đây là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ men răng và hỗ trợ quá trình tái tạo và hàn gắn men răng giúp răng chắc khỏe hơn. Vì vậy, cần cung cấp đủ canxi cho cơ thể để ngăn ngừa mòn men răng dẫn đến ê buốt.
  • Vitamin C: Thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày, tăng hiệu quả chuyển hóa canxi. Đồng thời vitamin C còn có tác dụng hình thành collagen, tái tạo răng và giúp răng chắc khỏe.
  • Vitamin A: Giúp răng và nướu khỏe mạnh, ngoài ra đây còn là hợp chất giúp giữ cho lượng nước bọt luôn ở trạng thái ổn định và ngăn ngừa hôi miệng.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi, đồng thời giúp bảo vệ nướu, chống hôi miệng. 
  • Vitamin B: Các vitamin nhóm B có tác dụng bảo vệ răng miệng toàn diện, hỗ trợ răng nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh về nướu.

Thuốc giảm đau

Trong trường hợp đau răng nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây để giảm ê buốt răng: 

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có tác dụng giảm ê buốt răng nhanh chóng. 
  • Aspirin và nhóm kháng sinh: Gồm Amoxicilin, Spiramycin, Tetra,… hỗ trợ giảm đau nhức.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazole: Giảm đau răng, ê buốt tạm thời, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng. 
  • Khi sử dụng thuốc tây để giảm ê buốt bạn phải thực hiện đúng theo hướng dẫn và liều lượng do bác sĩ chỉ định để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả an toàn Trong trường hợp dau nhức, ê buốt răng nghiêm trọng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau

Mẹo dân gian

Chữa ê buốt tại nhà bằng nước muối: Đây là cách giảm tình trạng răng nhạy cảm đơn giản và hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối làm dịu cơn đau ngay lập tức. Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc hoặc tự làm muối tại nhà.

Sử dụng tỏi và hành tây: Cả hai đều chứa các đặc tính kháng khuẩn tự nhiên rất tốt để điều trị nhiễm trùng và đau răng. Thành phần của chúng cũng chứa một chất gây tê tự nhiên. Sự kết hợp của hai đặc tính này tạo ra một phương pháp điều trị kỳ diệu cho răng nhạy cảm. Cách thực hiện như sau: Lấy tỏi giã nát hoặc xay nhuyễn đắp lên răng bị ê buốt hoặc cắt hành tây thành lát mỏng và đắp lên răng nhạy cảm.

Sử dụng đinh hương: Đinh hương có hiệu quả tốt khi nói đến điều trị răng nhạy cảm. Dùng tăm bông nhúng vào tinh dầu đinh hương và bôi vào vùng răng nhạy cảm rồi để nguyên khoảng 2 - 3 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nhiều người thường có suy nghĩ rằng đánh răng kỹ hơn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các nha sĩ, đánh răng quá mạnh làm mòn men răng, khiến răng bị tụt nướu và lộ ngà nhiều hơn. Điều này khiến răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các chất kích ứng. Do đó bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.

Ê buốt răng uống thuốc gì để mau hết Đánh răng đúng cách sẽ giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa răng ê buốt

Đối với nhiều người, ê buốt răng là nỗi ám ảnh khiến họ mất ăn, mất ngủ vì đau nhức. Nên thường tìm đến thuốc giảm đau nhưng ê buốt răng uống thuốc gì? Mặc dù chưa có thuốc đặc trị nhưng vẫn có thể giảm đau buốt bằng liệu pháp tại nhà an toàn và cho hiệu quả cao. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ tìm ra phương pháp làm giảm tình trạng ê buốt răng phù hợp với bản thân. Nếu ê buốt răng trong thời gian dài, cách tốt nhất là bạn nên sớm đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định điều trị viêm tủy răng, trám răng hoặc làm răng sứ.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm