Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ sả không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp mà còn là một bài thuốc dân gian quý giá. Nước sả thơm ngon, dễ làm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể, sả nấu nước uống có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Với hương thơm đặc trưng và vị cay nhẹ, củ sả từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong cả ẩm thực và y học. Cây sả đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời, đặc biệt là ở các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan… Nước sả là một thức nước uống đơn giản nhưng lại mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu chưa biết sả nấu nước uống có tác dụng gì, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!
Tác dụng của trà sả có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Ít ai có thể ngờ một loại nước uống dân dã, dễ làm như trà sả lại có tác dụng toàn diện đến sức khỏe như vậy.
Trong tinh dầu sả, chứa các hợp chất như citral, geraniol và linalool. Chúng có tác dụng kích thích tiết dịch vị và tăng cường nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, việc uống nước sả thường xuyên có thể giảm thiểu tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra, tinh dầu sả còn có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm viêm loét và hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, táo bón.
Các chất chống oxy hóa có trong sả còn giúp bảo vệ tế bào niêm mạc ruột, ngăn ngừa tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi vì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh.
Từ lâu, nước sả đã được biết đến như một "thần dược tự nhiên" giúp giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Thành phần chính mang lại công dụng này cũng chính là tinh dầu sả, với các hợp chất như citral, geraniol và linalool. Tinh dầu sả có tác dụng làm dịu niêm mạc đường hô hấp, giảm viêm và long đờm hiệu quả.
Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, tinh dầu sả giúp tiêu diệt các vi khuẩn và virus gây bệnh đường hô hấp. Từ đó, nó làm giảm các triệu chứng của cảm cúm và viêm họng như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
Sả nấu nước uống có tác dụng gì với người bị cảm? Uống một ly trà gừng sả khi bị cảm có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, giúp hạ sốt. Tinh dầu sả còn giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, giúp bạn dễ thở hơn khi bị cảm.
Sả có tính ấm, khi uống nước sả, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ nhẹ, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất tăng cao sẽ giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân. Sả được cho là có khả năng đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng. Bên cạnh đó, nước sả giúp tăng cường quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả. Rất nhiều người đã áp dụng cách giảm mỡ bụng bằng nước sả thành công.
Tác dụng của sả đối với sức khỏe không chỉ có thế. Nhờ hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa như flavonoid, phenolic acid dồi dào, loại thức uống này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Hương thơm đặc trưng của sả có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Các hợp chất trong tinh dầu sả như linalool và geraniol có khả năng tương tác với các thụ thể thần kinh, giúp giảm lo âu và cải thiện tâm trạng. Nước sả có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch da, loại bỏ dầu thừa và mụn cám. Bạn có thể dùng nước sả để rửa mặt hoặc thêm vào các loại mặt nạ tự nhiên để chăm sóc da.
Nước sả không chỉ là một thức uống giải khát mà còn là một loại "thuốc" tự nhiên đa năng, tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy trong loại nước này chứa những thành phần dinh dưỡng chính nào khiến nó có nhiều công dụng đến vậy?
Thành phần dinh dưỡng có trong 100ml nước sả phụ thuộc vào cách bạn pha chế, loại sả được sử dụng là sả tươi hay khô, bạn có thêm các nguyên liệu khác với nước sả không…
Sả nấu nước uống có tác dụng gì bạn đã rõ. Vậy uống nước sả thế nào để phát huy tối đa những công dụng đó?
Nước sả thường có vị khá đậm, vì vậy nếu chưa quen nên pha loãng với nước lọc để dễ uống hơn. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong, chanh hoặc gừng để tăng hương vị và tăng cường tác dụng của nước sả. Nước sả dù uống nóng hay lạnh đều có những công dụng riêng. Nước sả nóng giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, còn nước sả lạnh giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
Mặc dù nước sả rất tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt. Bạn chỉ nên uống khoảng 2 - 3 cốc nước sả mỗi ngày. Tinh dầu trong sả có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người có dạ dày nhạy cảm. Uống quá nhiều nước sả có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng, đau bụng hoặc khó tiêu.
Uống nước sả vào buổi sáng giúp tỉnh táo, tăng cường năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa. Uống nước sả sau bữa ăn khoảng 30 phút giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng. Uống một cốc nước sả ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong sả, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ. Tinh dầu sả chứa các hợp chất như citral, geraniol có thể kích ứng da và đường hô hấp ở một số người. Nếu trước đây bạn từng bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với lá, thân hoặc tinh dầu sả, hãy cẩn trọng trước khi uống nước sả. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú, người có vấn đề về dạ dày cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống nước sả.
Nước sả không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn là một bài thuốc dân gian hữu hiệu. Khi đã biết sả nấu nước uống có tác dụng gì, hãy thử nấu thức uống này ngay hôm nay để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.