Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cùng tìm hiểu về virus gây bệnh đau mắt đỏ

Ngày 04/08/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua nhiều đường khác nhau nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp.

Virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua nhiều đường khác nhau nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp.

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng người bệnh bị viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi. Đây là bệnh rất phổ biến, có thể điều trị dễ dàng và phòng tránh được. Tuy nhiên, bệnh này dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch đau mắt đỏ , nhất là vào mùa xuân-hè. Cùng tìm hiểu về virus gây bệnh đau mắt đỏ sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh và chữa trị bệnh.

Virus gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng. Trong đó khoảng 65% - 90% nguyên nhân chủ yếu là do virus Adenovirus, ngoài ra còn có thể là virus Enterovirus. Đau mắt đỏ do virus thường gặp sau khi bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau ban sởi. Với những trường hợp đau mắt đỏ do virus, bệnh có thể lây qua nhiều đường khác nhau nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp.

Cùng tìm hiểu về virus gây bệnh đau mắt đỏ 1Virus gây bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là virus Adenovirus.

Mọi người nên biết, bệnh đau mắt đỏ không lây lan khi nhìn nhau. Trung gian truyền bệnh chính là nước mắt, dử mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ, do trong nước mắt này có chứa virus. Bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắc hơi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh, đồng thời qua nước bị nhiễm khuẩn. Do đó, bệnh đau mắt đỏ rất dễ phát thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua nhiều con đường khác nhau là rất cao.

Cùng tìm hiểu về virus gây bệnh đau mắt đỏ 2Bệnh đau mắt đỏ rất dễ phát thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều con đường khác nhau.

Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng thường lành tính ít khi để lại di chứng, tuy nhiên bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh không khỏi và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực, nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và được can thiệp kịp thời khi nhiễm mắc bệnh. Đau mắt đỏ là loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn chữa bệnh, và cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ để kiểm soát lây lan đau mắt đỏ.

Để phòng bệnh hiệu quả, cần vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Cũng nên chú ý không nên dùng chung khăn mặt, chậu rửa, thuốc nhỏ mắt, ngay cả khi cả gia đình cùng bị đau mắt đỏ cũng không được dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt. Đặc biệt, hạn chế dụi tay vào mắt và không nên đi bơi trong giai đoạn có dịch. Nên khuyến cáo mọi người trong gia đình nên tránh ôm khi trẻ em bị bệnh, nên ngủ riêng hoặc ngủ khác chăn gối và không dùng chung đồ đạc, dụng cụ với người đau mắt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp (trò chuyện) với người đau mắt.

Cùng tìm hiểu về virus gây bệnh đau mắt đỏ 3Để phòng bệnh hiệu quả, cần vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, chú ý không nên dùng chung khăn mặt, chậu rửa, thuốc nhỏ mắt. 

Không tự dùng thuốc nhỏ có chất "Dexa" vì có thể sẽ dễ gây biến chứng tai hại cho mắt. Nhiều người tự mua thuốc chứa chất corticoid về nhỏ mà không biết nếu dùng nhiều chất này có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến thời gian điều trị kéo dài hơn. Người bệnh đau mắt đỏ chưa đến mức độ phải sử dụng corticoid, nếu lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mù mắt. Cũng cần lưu ý không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng cùng thuốc với người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Và cũng không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt hoặc những thuốc dân gian như đắp lá nha đam, xông lá trầu… vì có thể làm trình trạng nhiễm trùng nặng thêm.

Bảo Hân

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm