Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, trước tình hình số ca bệnh nhi nhập viện do Adenovirus ngày càng tăng cao khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy bạn đã biết Adenovirus là gì, triệu chứng và thời gian ủ bệnh thế nào chưa? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.
Hiện nay, số bệnh nhi nhiễm Adenovirus ở nước ta tăng cao đột ngột với hàng trăm ca từ tháng 8/2022 đến nay. Adeno là virus có rất nhiều type, mỗi type sẽ gây ra bệnh khác nhau như: Viêm đường hô hấp, tiêu chảy, viêm kết mạc… Trong đó, có type nghi ngờ có liên quan đến bệnh “viêm gan bí ẩn” đang xảy ra hơn 20 quốc gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển cũng như tình trạng học tập của trẻ em. Tuy nhiên, trước tình hình số ca nhiễm do loại virus này gây ra hiện nay ở nước ta, tình trạng ghi nhận phổ biến gây ra là do nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ.
Khi số ca mắc bệnh tăng cao, đồng thời số ca tử vong hiện nay đã lên đến 7 trẻ, hiện đang là mối quan tâm cũng như lo lắng của rất nhiều các bậc phụ huynh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về “Adenovirus là gì? Triệu chứng và thời gian ủ bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
Adenovirus là virus chứa DNA chuỗi kép, chúng có kích thước đường kính của từ 70 đến 80 nm, không có vỏ bọc bên ngoài, vỏ bọc có đối xứng hình khối và hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome - đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virus. Virus này thuộc họ Adenoviridae được chia ra làm hai nhóm chính: Một nhóm gây bệnh ở chim và một nhóm gây bệnh ở các động vật có vú trong đó có con người.
Virus này có thể tồn tại và gây bệnh với thời gian khá lâu ở ngoại cảnh. Đối với nhiệt độ phòng có thể tồn tại trong vòng khoảng 30 ngày; đối với nhiệt độ cơ thể 37oC, chúng có thể sống được 15 ngày; đối với nhiệt độ -200oC, chúng có thể sống được lên đến nhiều năm. Tuy nhiên, đối với nước sôi 100oC, các tia cực tím hay với cloramin… chúng dễ dàng bị tiêu diệt, bị mất độc lực nhanh và chết ở nhiệt độ 56oC từ 3 đến 5 phút. Nguy hiểm hơn, các dung môi hữu cơ như ete hoặc axeton đều không thể diệt được loại virus này.
Theo thống kê cho biết, những bệnh nhi được nhập viện và điều trị hầu hết là những trẻ dưới 3 tuổi, nhập viện với những triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, khó thở, viêm phổi… Gần 50% số ca bệnh có hiện tượng suy hô hấp phải can thiệp thở oxy, thậm chí một số trẻ phải can thiệp thở máy. Adenovirus hiện nay được thống kê có 7 nhóm với khoảng 50 type bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa và viêm kết mạc… Dưới đây là những bệnh nguy hiểm phổ biến do loại virus này gây ra mà bạn đọc có thể tham khảo:
Adenovirus do type 40 và 41 còn là một trong những tác nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Viêm dạ dày ruột do loại virus này được các chuyên gia y tế đánh giá chiếm thứ hai sau Rotavirus, gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ.
Adenovirus còn có nguy cơ gây ra bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ. Có 4 dạng lâm sàng phổ biến của viêm kết mạc do Adenovirus gây ra bao gồm:
Các bệnh về viêm đường hô hấp thường xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn, viêm đường hô hấp cấp do loại virus này gây ra có sự diễn tiến khá nhanh và nguy hiểm. Cụ thể như sau:
Ngoài những bệnh được kể trên, loại virus này còn là nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang chảy máu ở trẻ - đối với các bé trai và nguy hiểm hơn là bệnh “viêm ban bí ẩn” xuất hiện ở hơn 20 quốc gia.
Nắm được những dấu hiệu cũng như các triệu chứng của bệnh do virus Adeno gây ra phụ huynh có thể chủ động hơn cho việc chăm sóc và theo dõi trẻ. Không những thế, phụ huynh hoặc người chăm sóc có thể nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, xét nghiệm khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
Một số type Adenovirus cũng là tác nhân gây bệnh viêm dạ dày, ruột cấp tính không do vi khuẩn. Viêm dạ dày ruột do Adenovirus có các biểu hiện tiêu chảy kéo dài khoảng 7 ngày, đồng thời kèm theo sốt, nôn, buồn nôn và các dấu hiệu tương tự như viêm đường hô hấp và viêm kết mạc.
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh dễ lây thành dịch. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm cấp tính kết giác mạc và kết mạc mắt đỏ, có thể một hoặc cả hai bên mắt bị đỏ, đau, xốn, chảy dịch trong, rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không kiểm soát và can thiệp nhanh chóng kịp thời.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của các bệnh về viêm đường hô hấp do Adenovirus gây ra mà bạn đọc có thể tham khảo:
Ngoài ra, còn có một số bệnh nhiễm virus này nhưng không có các biểu hiện và triệu chứng, gọi là thể ẩn. Đây được xem là nguồn lây nhiễm rất quan trọng trong cộng đồng. Những type gây bệnh cho con người sau khi được điều trị khỏi, lúc này bệnh nhân có miễn dịch với Adenovirus với hiệu quả cao với cùng type gây bệnh. Tuy nhiên, chúng lại không có khả năng miễn dịch chéo với các type khác.
Bệnh nhân đồng thời cũng là nguồn truyền nhiễm bệnh trong suốt thời kỳ mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh được các chuyên gia cho biết là từ khoảng từ 5 đến 12 ngày, trung bình là khoảng 8 ngày, tuy nhiên cũng có thể lâu hơn 12 ngày. Bệnh sẽ bắt đầu lây truyền vào cuối thời gian ủ bệnh và có thể kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh hoặc thậm chí có thể lâu hơn khi cơ thể vẫn còn trong quá trình đào thải xác Adenovirus ra ngoài.
Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người thông qua đường hô hấp; thậm chí có thể lây qua niêm mạc từ dịch tiết từ ra mắt, mũi, nước bọt, hạt khí dung và phân của bệnh nhân. Không những thế, bệnh cũng có thể thông qua việc tiếp xúc gián tiếp do sử dụng chung đồ dùng của bệnh nhân bị nhiễm Adenovirus. Do đó, sự lây truyền của bệnh thường xảy ra tại các phòng khám bệnh, đặc biệt là tại các phòng khám mắt.
Khi số lượng ca nhiễm do virus này gây ra ngày càng cao có nguy cơ bùng nổ thành dịch, người dân cần được cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh do Adenovirus cũng như những cách phòng ngừa bệnh đúng cách và hiệu quả. Dưới đây là những cách phòng ngừa mà bạn đọc có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin về Adenovirus mà bạn cần biết. Hiện nay, chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa loại virus này cho trẻ. Do đó, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường về hô hấp như thở khò khè, suy hô hấp, khó thở, li bì và co giật… phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.