Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da bị kích ứng là một tình trạng khá phổ biến thường gặp trong quá trình chăm sóc da. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thẩm mỹ. Vậy cần phải làm gì khi da bị kích ứng?
Sở hữu một làn da đẹp và khỏe mạnh là mong muốn của rất nhiều người. Khi da bị kích ứng không chỉ gây mẩn đỏ, châm chích, sưng tấy, nóng rát mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Vậy da bị kích ứng là gì?
Kích ứng là tình trạng nhẹ không hiếm gặp trong quá trình chăm sóc da, biểu hiện tại vùng da tiếp xúc với tác nhân. Tình trạng này thường xảy ra khi da tiếp xúc với các sản phẩm chứa các thành phần gây kích ứng hoặc khi da chưa quen với một số hoạt chất mạnh.
Khi da bị kích ứng thường xuất hiện cảm giác châm chích, nóng đỏ, khô da, bong tróc, sưng. Hầu hết sau khi ngừng tiếp xúc với tác nhân thì những triệu chứng kích ứng da cũng dần biến mất và da sẽ bắt đầu hồi phục trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp kích ứng nặng, nếu bạn không được điều trị kịp thời các dấu hiệu kích ứng có thể trở nên trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến viêm da.
Da bị kích ứng có thể là do các nguyên nhân như:
Khi da bị kích ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
Kích ứng da là không chỉ gây ra cảm giác châm chích, nóng đỏ, khô da, bong tróc, sưng cho người bệnh mà còn gây ra nhiều tác động khác đối với làn da như:
Đối với những làn da đang xuất hiện tình trạng mụn trứng cá, đặc biệt là mụn nặng như mụn mủ, viêm sưng hay đang có vết thương hở thường nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các tác nhân xấu.
Khi chịu tác động từ các chất kích ứng sẽ khiến cho tuyến dầu hoạt động trên bề mặt da trở nên không ổn định, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, da lúc này dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xấu từ môi trường. Điều này khiến cho tình trạng mụn trên da không những không thuyên giảm mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh làn da dầu mụn thì làn da khô cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thành phần gây kích ứng da. Các tác nhân gây kích ứng sẽ làm khử nước trên bề mặt da, khiến cho da có cảm giác khô căng và rát. Việc sử dụng liên tục các sản phẩm này có thể làm mất đi các thành phần giúp duy trì làn da mịn màng và ẩm mượt.
Tình trạng da bị kích ứng có thể giảm đi sau vài ngày tuy nhiên để làm giảm triệu chứng và khắc phục tạm thời tình trạng trên thì có thể áp dụng các cách như sau:
Đối với làn da bị kích ứng do sử dụng các sản phẩm, bước đầu tiên và quan trọng nhất để giúp da hồi phục là ngừng sử dụng các sản phẩm trên. Việc ngừng sử dụng sản phẩm sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kích ứng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Với những làn da đang trong giai đoạn phục hồi tổn thương do kích ứng, nên sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ phục hồi để mau chóng lấy lại làn da mềm mại và sáng khỏe. Hãy ưu tiên lựa chọn những dòng sản phẩm có có chứa chất cấp ẩm để hỗ trợ phục hồi và tái tạo tế bào da hiệu quả hơn.
Đối với một làn da dễ bị kích ứng do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì việc sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên dịu nhẹ và lành tính là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Bản chất của làn da bị kích ứng là mỏng nhẹ và khá nhạy cảm, do đó, để cải thiện làn da hiệu quả, nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và lành tính.
Khi thấy da xuất hiện tình trạng kích ứng, thì nên áp dụng các biện pháp giúp làm dịu da ngay lập tức. Đầu tiên, hãy sử dụng một chiếc khăn sạch quấn một viên đá nhỏ vào bên trong, sau đó nhẹ nhàng đưa lên vùng da bị sưng đỏ kích ứng. Việc này sẽ phần nào sẽ giúp làn da dịu đi và làm giảm các triệu chứng nóng rát do kích ứng thông thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không trực tiếp chườm đá lạnh lên bề mặt da. Điều này có thể khiến da bị khô hoặc tạo thành các vết bỏng lạnh không mong muốn. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng da bị kích ứng, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da khác như kem dưỡng ẩm để giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên của da.
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm phá hủy lớp biểu bì, các tế bào có lợi cho da cùng các chất dinh dưỡng có trong mô liên kết. Do đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khi da bị kích ứng có thể khiến tình trạng kích ứng không được cải thiện. Đồng thời còn có thể làm sạm da, nám da và ngứa ngáy trên da từ đó cản trở quá trình phục hồi và tái tạo của làn da sau kích ứng.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi từ môi trường có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến cho tình trạng kích ứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị kích ứng da nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, thoa kem chống nắng dịu nhẹ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời đồng thời sử dụng các dụng cụ che chắn để hạn chế khói bụi từ môi trường gây ảnh hưởng đến làn da.
Bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya kéo dài và thói quen thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy vi tính để giúp làn da phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, dành thời gian để vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tạo điều kiện giúp làn da được phục hồi tốt hơn.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, tình trạng da bị kích ứng cần bổ sung các thực phẩm có lợi trong chế độ ăn như rau xanh, trái cây,… nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng và phục hồi làn da khỏe. Bên cạnh đó, cần tránh những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục da như thức ăn chiên nhiều dầu mỡ hay các thức ăn cay nóng,…
Việc bổ sung nước mỗi ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi da bị kích ứng. Uống nhiều nước sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho làn da, giảm ngứa và bong tróc da do kích ứng gây ra đồng thời hỗ trợ tái tạo da nhanh chóng hơn.
Da bị kích ứng là tình trạng khá phổ biến, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và có thể thuyên giảm sau trong 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kích ứng da có thể gây ra các bệnh về da như mụn trứng cá, viêm da dị ứng, mề đay,… Lúc này cần phải đến các chuyên gia da liễu thăm khám và điều trị nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Da bị kích ứng mỹ phẩm: Nhận biết thế nào và cách cải thiện
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.