Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bỏng lạnh: Triệu chứng và cách sơ cứu

Ngày 01/08/2022
Kích thước chữ

Bỏng lạnh được coi là nguy hiểm hơn bỏng nóng – bỏng do lửa gây ra. Bỏng lạnh có thể gây nguy hiểm tính mạng nhanh hơn bỏng nóng nếu không xử lý kịp thời.

Nhắc đến bỏng, nhiều người nghĩ đến bỏng do lửa gây ra. Đó là do bỏng nóng thường xuyên xảy ra hơn bỏng lạnh. Tuy vậy, nhiều người coi thường bỏng lạnh, thậm chí chưa biết rõ bỏng lạnh nguy hiểm như thế nào và xử lý ra sao khi bỏng lạnh. Do vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn bỏng lạnh là gì và các xử trí bỏng lạnh ra sao khi gặp bỏng lạnh.

Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh là một chấn thương khi da và các mô bên dưới da bị đóng băng. Giai đoạn đầu của bỏng lạnh được gọi là giai đoạn tê cóng và giai đoạn này không gây tổn thương vĩnh viễn trên da.

Da tiếp xúc trực tiếp trong thời tiết lạnh và gió thì dễ bị tê cóng nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi da được bảo vệ bởi lớp găng tay hoặc quần áo thì bạn vẫn có nguy cơ bị bỏng lạnh.

Bạn có thể điều trị tình trạng bỏng lạnh bằng cách làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, với tình trạng bỏng lạnh nặng hơn, bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị thích hợp bởi nó có thể làm tổn thương vĩnh viễn da, cơ, xương và các mô khác.

Bỏng lạnh là một chấn thương khi da và các mô bên dưới da bị đóng băng 1 Bỏng lạnh là một chấn thương khi da và các mô bên dưới da bị đóng băng

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng lạnh bao gồm:

  • Lúc đầu, da trở nên lạnh và có cảm giác châm chích.
  • Tê.
  • Da có màu đỏ, trắng, trắng xanh, vàng xám, đỏ tía, nâu hoặc xám, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và màu da thông thường.
  • Da cứng hoặc trông như sáp.
  • Hoạt động của tay trở nên vụng về do bị cứng khớp và cứng cơ.
  • Phồng rộp sau khi hâm nóng lại nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng.

Tình trạng bỏng lạnh xảy ra phổ biến nhất ở ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má và cằm. Do da bị tê, bạn có thể không nhận ra mình bị tê cóng, trừ khi có người nói cho bạn biết.

Tình trạng bỏng lạnh xảy ra phổ biến nhất ở ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má và cằm 2 Tình trạng bỏng lạnh xảy ra phổ biến nhất ở ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má và cằm

Các giai đoạn bỏng lạnh

Giai đoạn da lạnh 

Giai đoạn này thường gọi là giai đoạn tê cóng nhẹ. Nếu bạn tiếp tục tiếp xúc với thời tiết/không khí lạnh, bạn sẽ bị tê cóng ở vùng da tiếp xúc. Nếu bạn làm ấm khu vực da đó lên, bạn có thể cảm thấy đau và ngứa ran. Giai đoạn này không gây tổn thương da vĩnh viễn.

Da tê cóng

Tình trạng tê cóng ở lớp da bề ngoài gây ra những thay đổi nhỏ về màu da. Da có thể bắt đầu nóng lên - một dấu hiệu cho thấy da bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn điều trị tê cóng bằng cách ủ ấm ở giai đoạn này, bề mặt da có thể xuất hiện các vết đốm. Và bạn có thể có cảm giác bị châm chích, bỏng rát và sưng tấy. Sau đó khoảng 12 đến 36 giờ sau khi làm ấm da, khu vực da tê cóng có xuất hiện vết phồng rộp chứa đầy chất lỏng.

Tê cóng sâu (nghiêm trọng)

Khi tình trạng tê cóng tiến triển, nó ảnh hưởng đến tất cả các lớp của da cũng như các mô nằm bên dưới. Da chuyển sang màu trắng hoặc xanh xám và bạn mất hết cảm giác lạnh, đau hoặc khó chịu ở khu vực này. Các khớp hoặc cơ có thể ngừng hoạt động. Sau đó khoảng 24 đến 48 giờ sau khi làm ấm vùng da đó, các mụn nước lớn hình thành. Mô chuyển sang màu đen và cứng do các cơ ngừng hoạt động.

Nếu bị bỏng nghiêm trọng, bạn có thể gặp tình trạng cứng cơ và cứng khớp 3 Nếu bị bỏng nghiêm trọng, bạn có thể gặp tình trạng cứng cơ và cứng khớp

Cách sơ cứu bỏng lạnh

Trong khi chờ đưa đến cơ sở y tế, bạn có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu bỏng lạnh như sau:

  • Cởi bỏ quần áo ướt.
  • Bảo vệ khu vực bị ảnh hưởng khỏi tác nhân gây lạnh.
  • Không để chân bị lạnh cóng.
  • Giảm đau bằng thuốc giảm đau.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ về triệu chứng bỏng lạnh và cách sơ cứu. Mặc dù chúng ta ít khi để tình trạng bỏng lạnh xảy ra, nhưng chúng ta cần đặc biệt cẩn trọng trong trường hợp để bỏng lạnh để tránh tình trạng tiến triển đáng tiếc.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: MayO Clinic

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin