Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Da đầu bị ngứa và nổi mụn: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 27/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rất nhiều người vô cùng khó chịu khi bị ngứa và nổi mụn trên da đầu, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết da đầu bị ngứa và nổi mụn là bệnh gì? Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng này sẽ giúp người bệnh sớm đẩy lùi triệu chứng, hạn chế tổn thương da đầu cũng như các biến chứng khó điều trị như: Viêm chân tóc, nấm tóc…

Thông thường, người có da đầu bị ngứa và nổi mụn thường bỏ qua tình trạng này do các dấu hiệu ban đầu bị che lấp dưới lớp tóc dày. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên dữ dội người bệnh mới có thể nhận ra. Lúc này, bạn có thể đã mắc phải một trong số những bệnh lý sau đây:

Một số bệnh lý khi da đầu bị ngứa và nổi mụn

Nấm da đầu

Nấm da đầu hay gặp ở người da dầu tiết nhiều bã nhờn nhưng không làm sạch thường xuyên hay có thói quen ăn hải sản, sử dụng rượu bia... Bệnh do Trichophyton - một loại vi khuẩn gây nấm da đầu xâm nhập và tấn công gây ngứa, khiến da dầu xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Đến khi bệnh chuyển biến nặng, các mụn nước to dần, lan khắp đầu và bong tróc thành những vảy hồng, có mùi hôi.

Bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh tự miễn thường gặp ở nhiều đối tượng và dễ tái phát. Khi mắc bệnh, da đầu sẽ có cảm giác rát, ngứa, nổi mụn và lớp vảy da đầu sẽ bong tróc khi gãi.

Da đầu bị ngứa và nổi mụn là do bệnh gì?
Da đầu bị ngứa và nổi mụn có thể do mắc bệnh vảy nến

Viêm da tiếp xúc

Việc sử dụng các loại sản phẩm gây kích ứng như: Thuốc duỗi, uốn, nhuộm sẽ ảnh hưởng đến da đầu gây ra tình trạng mụn và ngứa khiến người mắc cảm thấy rất khó chịu. Bệnh lý dễ gặp ở người có cơ địa dị ứng với các hóa chất từ sản phẩm làm đẹp cho tóc khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp vì phải liên tục đưa tay lên gãi đầu.

Viêm nang chân tóc

Khi da đầu tiết ra nhiều bụi bẩn, bã nhờn mà không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến viêm nang tóc, viêm chân tóc. Bệnh lý này gây ra ngứa, nổi mụn trên da đầu, khi gãi còn thấy có rỉ dịch màu vàng từ đốm mụn.

Nguyên nhân nào khiến da đầu bị ngứa và nổi mụn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa và nổi mụn, trong đó phải kể đến:

  • Bị gàu lâu ngày nhưng không điều trị gàu dứt điểm.
  • Sau khi gội đầu không lau khô tóc, da đầu thường xuyên bị ẩm ướt.
  • Lười vệ sinh da đầu, vệ sinh không đúng cách gây tích tụ da chết, các bã nhờn, bụi bẩn. Từ đó làm lỗ chân lông bị bít tắc dẫn mụn mọc tràn lan và dẫn đến các bệnh về da đầu.
  • Sử dụng những loại dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều chất hóa học gây mất cân bằng độ ẩm ở da đầu.
  • Hay thức khuya, dùng chất kích thích.
  • Do thói quen xấu dùng móng tay cào gãi mạnh da đầu, gây trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn hay nấm xâm nhập.
  • Dùng chung một số vật dụng cá nhân với người mắc bệnh về da đầu khiến vi khuẩn, nấm còn tồn tại tiếp tục bám lại da đầu bạn và gây bệnh.
Da đầu bị ngứa và nổi mụn là do bệnh gì? 1
Dùng chung một số vật dụng cá nhân với người mắc bệnh dễ khiến da đầu bị ngứa và nổi mụn

Điều trị tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn

Để có thể chấm dứt tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn nhanh chóng, bạn cần đến gặp bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp Tây Y

Tùy từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc chữa ngứa và nổi mụn da đầu với liều dùng khác nhau. Bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân đã bị viêm nhiễm sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh (penicillin hoặc amoxicillin) nhằm giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, chống viêm da đầu nổi mụn.
  • Thuốc chống nấm: Được chỉ định trong trường hợp ngứa và nổi mụn da đầu do nhiễm vi nấm gây nên, hỗ trợ làm lành các vết thương do nấm gây ra, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: Thuốc uống (Griseofulvin, Itraconazole, thuốc Ketoconazole 2% Mekophar…) hay kem bôi (Nizoral, Clotrimazol, Ketoconazol…).
  • Thuốc kháng virus: Được kê đơn sử dụng khi da đầu nổi mụn và ngứa do virus gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định virus gây bệnh và chỉ định thuốc thích hợp.
Da đầu bị ngứa và nổi mụn là do bệnh gì? 2
Sử dụng thuốc điều trị tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn theo chỉ dẫn bác sĩ

Lưu ý: Thuốc điều trị phải được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chi tiết cách dùng. Không được lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.

Phương pháp dân gian

Bạn cũng có thể điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn bằng một số biện pháp dân gian như:

  • Dùng tinh dầu tràm trà: Gội đầu bằng dầu gội có pha vài giọt tinh dầu tràm trà có tác dụng khử trùng rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng da đầu nổi mụn do nấm hay vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà còn giúp nang chân tóc thông thoáng hơn, ngăn chặn tình trạng tích tụ bụi bẩn trên da.
  • Dùng giấm và baking soda: Giấm và baking soda là hai nguyên liệu dễ mua, quen thuộc được sử dụng để điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn rất hiệu quả. Bạn có thể dùng chúng để gội đầu nhằm làm bong lớp sừng chết, kiểm soát mụn, giảm ngứa và làm mượt tóc.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không được xem là một loại thảo dược kháng sinh tự nhiên chứa các tinh chất có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Gội đầu bằng nước lá trầu không kết hợp với muối biển mang lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn.

Phòng tránh tái phát tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn

Các biện pháp phòng tránh sau đây sẽ giúp tình trạng da đầu ngứa và nổi mụn không tái phát và không trở thành mãn tính.

  • Gội đầu kỹ 2 - 3 lần mỗi tuần, không nên gội đầu quá nhiều lần trong một ngày, hạn chế gãi mạnh khi gội để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào da đầu.
  • Sử dụng dầu gội lành tính, an toàn có độ pH phù hợp khoảng 6.5.
  • Không nên dùng các loại dầu gội có tính chất tẩy rửa cao, dễ gây viêm da tiếp xúc nếu có da đầu nhạy cảm.
  • Vào mùa hè cần hạn chế đội mũ nếu không sẽ khiến da dễ bị ẩm ướt, đóng vảy và hay mắc các bệnh da liễu.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: Mũ, khăn, lược với người bị bệnh da đầu.
  • Bổ sung đủ nước cho thể để tránh tình trạng da dầu khô, bong tróc.
Da đầu bị ngứa và nổi mụn là do bệnh gì? 3
Chú ý vệ sinh da đầu đúng cách thường xuyên

Trên đây là những thông tin giải đáp da đầu bị ngứa và nổi mụn là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu này. Nếu da đầu bị mụn không chỉ ngứa mà còn đau nhức, xuất hiện vảy trên da đầu hoặc những cơn ngứa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bạn nên đến khám da liễu càng sớm càng tốt.

Minh QA

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm