Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trị nấm da đầu ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ

Trị nấm da đầu ở trẻ em là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong các bệnh về viêm da đầu ở trẻ, có thể nói đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Vậy có giải pháp nào xử lý tình trạng này không?

Nấm da đầu ở trẻ em là bệnh da liễu phát sinh ở các vùng da tóc, đầu. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp nhưng nhìn chung thường đỏ, ngứa và có nhiều vảy kết thành đám khiến tóc dễ gãy rụng. Bệnh nấm da đầu dễ lây lan phổ biến nhất là ở trẻ em mới biết đi và trẻ em đang ở độ tuổi đi học. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé. 

Nấm da đầu ở trẻ em do nguyên nhân nào?

Các vi nấm gây nấm da đầu thường phát triển ở những vùng da bị ẩm ướt, tổn thương hoặc không được vệ sinh sạch sẽ. Dưới đây là nguyên nhân thường gặp gây nấm da đầu ở trẻ:

Vệ sinh da đầu không sạch: Trẻ thường vui chơi và ít để ý đến vệ sinh cơ thể nên có thể tạo điều kiện cho các loại bụi bẩn, mồ hôi và tế bào chết tập trung trên da đầu. Các yếu tố này là tiền đề để vi nấm sinh sôi và gây hại cho da đầu.

Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ em Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ em.

Không lau khô sau khi gội đầu, dùng chung lược, mũ, chăn và gối với người nhiễm nấm là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu ở trẻ.

Nhiễm nấm từ thú cưng: Nấm rận từ chó, mèo và các thú cưng khác có thể lây nhiễm cho trẻ nhỏ.

Biểu hiện nấm da đầu ở trẻ em

  • Ban hình vòng và có vảy ở vùng tóc rụng hoặc trên da đầu;
  • Ban phát triển to dần;
  • Ban có chấm đen nhỏ nơi tóc đã rụng.

Ngoài ra, vùng da đầu nhiễm nấm sưng mềm hoặc gây đau cho bé. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến da đầu cũng có triệu chứng tương tự nấm da đầu. Vì thế tốt nhất khi phát hiện trẻ rụng tóc, ngứa đầu hoặc các dấu hiệu bất thường trên da. Bạn cần chẩn đoán chính xác và điều trị tình trạng nấm da đầu ở trẻ em kịp thời. 

Cách điều trị nấm da đầu ở trẻ em hiệu quả nhanh

Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh hay trẻ em là bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm bằng các loại thuốc nội khoa. Một số thuốc thường dùng để điều trị nấm da đầu ở trẻ có thể kể đến như: 

Dầu gội chống nấm da đầu: Một số dầu gội phối hợp với những thành phần tiêu diệt nấm như: Ketoconazole, Selenium sulfide,... có thể điều trị trong trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc phối hợp để tăng hiệu quả điều trị của các loại thuốc khác.

Griseofulvin: Đây là một trong những kháng sinh có công dụng kháng nấm, dùng để uống trong 6 - 8 tuần. Thuốc này có thể dùng sau khi ăn giàu chất béo để tăng khả năng hấp thụ. Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ của thuốc loại này là đau bụng và đau đầu. 

Thuốc điều trị nấm da đầu Griseofulvin Thuốc điều trị nấm da đầu Griseofulvin.

Thuốc điều trị nấm Azole: Với hoạt chất thường gặp như: Ketoconazol, Itraconazol, Fluconazol,... Nhóm thuốc này sẽ hoạt động theo sự ức chế tổng hợp ergosterol và lipid trên tế bào nấm. Một số tác dụng phụ nhóm này có thể kể tới như: Tiêu chảy ở trẻ nên rất cần sự cẩn thận khi sử dụng.

Terbinafine: Thuốc có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp các sterol của nấm, ức chế sự tăng trưởng nấm. Terbinafine có công dụng tốt hơn nhóm thuốc còn lại trong điều trị nấm da đầu ở trẻ do Trichophyton.

Đối với các loại thuốc điều trị nấm da đầu ở trẻ, phụ huynh cần sử dụng theo chỉ định bác sĩ để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Triệu chứng của nấm da đầu có thể nhầm lẫn với chốc lở, á sừng do liên cầu, lupus ban đỏ. Vì thế, để tránh tình trạng ba mẹ tự ý mua thuốc điều trị. Tùy theo từng trường hợp việc điều trị có thể kéo dài khoảng 1 đến vài tháng. 

Với thuốc bôi ngoài da hoặc dầu gội đầu

Bố mẹ lưu ý nên vệ sinh tay thật sạch trước khi bôi thuốc cho trẻ, nên bôi 1 lớp kem mỏng ở vùng da tổn thương ngày 2 lần. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng của trẻ. Nấm tóc có nhiều ký sinh nên tóc mọc ra khỏi da là đứt. 

Phụ huynh có thể gội đầu cho trẻ bằng dầu gội trị nấm để loại bỏ bào tử nấm. Đồng thời ngăn chặn lây nhiễm nấm từ da đầu cho người khác hoặc lây lan sang những khu vực khác trên da đầu hoặc cơ thể bé. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng dầu gội có thành phần chính từ thiên nhiên rất dịu nhẹ cho da. Hiện nay thị trường có nhiều loại dầu gội với các thành phần như vỏ bưởi, bồ kết, sả hoặc Atisol - chiết xuất từ tinh dầu Gurjun Ấn Độ. 

Dầu gội đầu trị nấm da đầu ở trẻ em Dầu gội đầu trị nấm da đầu ở trẻ em.

Sản phẩm này đều rất lành tính và có hiệu quả. Với trường hợp nhiễm nấm nặng cần sử dụng thuốc uống kết hợp cùng thuốc bôi và dầu gội. Nếu chỉ dùng dầu gội không thì không thể trị khỏi, đặc biệt là trường hợp chảy mủ hoặc bị viêm loét.

Một số lưu ý phòng tránh bệnh nấm da đầu ở trẻ em cần biết

Nhìn chung, nấm da đầu ở trẻ là một trong những bệnh ngoài da gây ra sự khó chịu ở trẻ. Ngoài ra, đây cũng là bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Vì thế, phụ huynh cần chú ý sử dụng biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:

  • Dùng khăn hoặc mũ đội để hạn chế sự lây lan của nấm da đầu;
  • Hạ chế trẻ gãi lên da đầu vì có thể gây trầy xước da, xây xát. Từ đó làm cho vùng da bị nấm ảnh hưởng xấu hơn;
  • Thường xuyên vệ sinh da đầu cho trẻ, cắt tóc gọn gàng để việc gội đầu sạch sẽ và thuận lợi để dùng thuốc tại chỗ. Với bé trai tốt nhất bạn nên cắt trụi tóc;
  • Lau khô/sấy khô đầu sau khi gội;
  • Trong thời gian nấm da đầu không sử dụng chung vật dùng cá nhân, đặc biệt mũ, khăn, áo, lược chải tóc;
  • Vệ sinh quần áo và vật dụng của trẻ thường xuyên, phơi ngoài trời nắng để tiêu diệt vi nấm;
  • Trẻ có tiền sử nấm da đầu cần điều trị và theo dõi kỹ mỗi ngày. Tránh tình trạng nấm da đầu chuyển biến nặng hơn;
  • Cần điều trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh điều trị không hoàn toàn có thể khiến bệnh biến chứng;
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn gối để phòng ngừa nấm cho gia đình.

Nấm da đầu ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp nhất và nó có thể tái lại nhiều lần. Vì thế, bố mẹ cần tuân thủ điều trị và tích cực điều trị nấm da đầu ở trẻ. Đặc biệt khi bé xuất hiện vấn đề bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin