Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cấu tạo và đặc điểm của các đốt sống cổ như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và đặc điểm đốt sống cổ, đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Đốt sống cổ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ phần đầu mặt và thân của cơ thể. Vậy đốt sống cổ có đặc điểm và cấu tạo như thế nào? Chức năng của các đốt sống cổ là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin liên quan đến đặc điểm đốt sống cổ, tham khảo ngay nhé!
Cấu tạo của đốt sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên (từ C1 đến C7) có hình dạng hơi uốn lượn nhẹ hình chữ C và điểm bắt đầu nằm ở vị trị đầu tiên ngay dưới xương sọ. Đặc điểm cấu tạo của đốt sống cổ gồm có:
Đặc điểm đốt sống cổ tổng quan là có phần thân đốt hơi dẹt theo bề ngang, phía trước thân đốt sống sẽ dày hơn phía sau. Phần cuống đốt sống dính vào phần sau của mặt bên ở thân đốt sống. Mỏm gai của đốt sống cổ tách đôi ở đỉnh và lỗ đốt sống cổ hình tam giác, rộng hơn so với lỗ đốt sống ngực và thắt lưng. Nhờ có đặc điểm này, các đốt sống cổ chứa đủ đoạn phình cổ tủy gai và thích ứng với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ. Lỗ đốt sống cổ khi nằm chồng lên nhau hình thành ống sống cho tủy sống nằm.
Theo giải phẫu, cấu tạo 7 đốt sống cổ ở con người và nhiều loài động vật có sự tương đồng với nhau. Các đốt sống cổ này có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh và các cơ xương khớp của toàn cơ thể. Cụ thể, đặc điểm đốt sống cổ cụ thể như sau:
Đốt sống cổ số 1 hay đốt sống đội, nằm ở vị trí tiếp giáp đầu tiên giữa não và cột sống. Đặc điểm đốt sống cổ C1 là không có thân sống và có hình dạng giống như một chiếc bòng với hai khối bên khớp trên. Phần khối hai bên được nối với nhau bằng cung trước và cung sau sẽ nối ở phía sau. Cung lồi ra ở thành củ trước và lõm ở phía sau, tạo hố răng để khớp với răng của đốt C2.
Đốt sống cổ số 2 hay đốt sống trục, có đặc điểm dày và khỏe nhất trong các đốt sống cổ. Đây cũng là đốt sống giữ chức năng chính trong hoạt động xoay cổ. Trên phần thân của đốt C2 mọc một mỏm răng có hình tháp với chiều cao khoảng 1,5cm. Vùng thân của đốt đội dính vào đốt trục, để hỗ trợ thành trục cho đốt đội quay. Mặt trước của răng có diện khớp trước nối với hố răng của đốt đội, trong khi diện khớp sau sẽ nối với dây chằng ngang của đốt đội.
Đặc điểm đốt sống cổ số 4 là vùng mỏm ngang lồi to ra và trở thành củ cảnh. Khi củ cảnh quá lớn có thể gây chèn ép vào động mạch cảnh chung. Đốt C4 cũng cột mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung và động mạch giáp dưới.
Đốt sống cổ số 7 hay đốt sống lồi, nằm ở vùng ranh giới giữa đoạn sống cổ và đoạn sống ngực. Đặc điểm của đốt sống cổ C7 là mỏm gai không chẻ đôi mà sẽ phát triển dài ra, có thể cảm nhận rõ khi sờ vào vùng cổ ở đội lên cao nhất. Thường không có hoặc có lỗ ngang rất nhỏ hoặc thậm chí là không có.
Đốt sống cổ là vùng truyền dẫn hệ thống các dây thần kinh và cơ xương khớp chi phối toàn cơ thể. Vì vậy, phạm vi hoạt động của đốt sống cổ là rất lớn. Dưới đây là một số chức năng chính của 7 đốt sống cổ do các chuyên gia phân tích gồm có:
Tất cả các đốt sống cổ đều có vai trò chính là nâng đỡ vùng đầu. Cột sống cổ C1 - C3 liên kết phần đầu với thân, giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng đỡ phần lớn trọng lực của đầu mặt.
Đốt sống C2 có chức năng chính là duy trì vận động xoay ở cổ. Phối hợp với các khớp và các đốt sống cổ khác, tạo ra những động tác linh hoạt cho phần đầu cổ. Đồng thời đảm bảo các chức năng liên quan đến hệ thần kinh như nghe, nhìn, giữ thăng bằng và biểu cảm.
Đốt sống cổ tạo cấu trúc bảo vệ tủy sống khi đi qua lỗ đốt sống. Tại khu vực cổ, tủy sống đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu từ não xuống cơ thể và ngược lại. Tổn thương tủy sống ở cổ có thể dẫn đến liệt tứ chi, ảnh hưởng đến chức năng vận động, hô hấp, tim mạch, thậm chí gây tử vong.
Đốt sống cổ là khu vực trung gian truyền dẫn dây thần kinh và các mạch máu qua lỗ liên hợp. Khi đốt sống cổ bị tổn thương có thể gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, dẫn đến đau và tê bì vùng cổ, vai, gáy, thậm chí có thể lan xuống vùng cánh tay, bàn tay.
Các lỗ mỏm ngang chứa các mạch đốt sống, là nguồn cung cấp máu cho hầu hết phần não ở thùy sau. Khi bị tổn thương tại vị trí này, mạch sẽ bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiếu máu não nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cấu tạo, chức năng và đặc điểm đốt sống cổ. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chủ động hơn trong việc chăm sóc để bảo vệ sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.