Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Cách giảm run sợ xuất hiện khi hồi hộp

Ngày 30/09/2024
Kích thước chữ

Cảm giác run sợ khi hồi hộp là một tình trạng phổ biến. Chúng khiến bạn thiếu tự tin và mất kiểm soát, ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp và công việc. Vì vậy, nhiều người tìm kiếm cách giữ bình tĩnh khi run sợ để duy trì sự chuyên nghiệp và tự tin trong mọi tình huống.

Run sợ, chảy mồ hôi tay, tim đập nhanh là những biểu hiện của cơ thể khi đối mặt với những áp lực. Đây là phản ứng sinh lý tự nhiên, nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công việc và khả năng giao tiếp hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các phương pháp giảm tình trạng run sợ khi hồi hộp bằng các bài tập cơ năng và vật lý trị liệu hiệu quả, giúp bạn kiểm soát tốt hơn trong những tình huống căng thẳng.

Cảm giác run sợ hay xuất hiện khi nào?

Cuộc sống hiện đại với áp lực công việc ngày càng nhiều dẫn đến tỷ lệ stress và căng thẳng trong dân số tăng cao, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Tình trạng run sợ thường xuất hiện khi bạn đối mặt với căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc, phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn hay thuốc hướng thần cũng có thể gây ra triệu chứng này. Khi đứng trước đám đông, cơ thể sản sinh ra các hormone căng thẳng, dẫn đến hiện tượng run rẩy, tim đập nhanh và nói lắp, đặc biệt ở những người sợ đám đông.

Đối với người bình thường, hiện tượng run sợ sẽ tự hết khi căng thẳng giảm dần và cơ thể quay trở lại trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, đối với những người dễ bị run sợ, tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần, khiến hệ thần kinh ghi nhớ và biến nó thành một phản xạ khó kiểm soát.

Cách giảm run sợ xuất hiện khi hồi hộp
Cảm giác run sợ xuất hiện khi nào?

Cách làm giảm run sợ bằng các bài tập thay đổi thói quen hàng ngày

Thông qua các bài tập bao gồm việc thực hiện các bài tập thể lực và thay đổi thói quen hàng ngày. Chúng giúp ổn định hơn và giảm cảm giác nhạy cảm khi đối mặt với những tình huống căng thẳng, đặc biệt là khi đứng trước đám đông.

Hít thở sâu

Khi cảm thấy căng thẳng và run sợ, bạn nên nằm hoặc ngồi ở vị trí thoải mái, sau đó đặt hai tay lên bụng. Sau đó, hít thật sâu qua mũi, giữ hơi trong khoảng 3 giây, rồi thở ra từ từ và nhẹ nhàng. Thực hiện động tác này trong khoảng 5-10 phút và duy trì hàng ngày.

Thiền

Thiền là một phương pháp tuyệt vời để giảm căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc. Bạn có thể tham khảo các bài thiền trực tuyến, giữ tâm trí tập trung để làm dịu cơ thể. Thiền là một cách khoa học giúp giảm run sợ một cách hiệu quả.

Đi dạo

Đi dạo tại những nơi thoáng đãng là một phương pháp tuyệt vời để thư giãn tinh thần và tránh xa sự ồn ào của những khu vực đông đúc. Kết hợp với việc hít thở sâu và đều đặn, hoạt động này sẽ cải thiện quá trình trao đổi khí trong cơ thể, cung cấp đủ oxy cho não, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn.

Vận động thể chất

Thể thao và vận động là những phương pháp hiệu quả để giảm run sợ khi hồi hộp mà ai cũng nên thử. Nếu bạn chưa quen với việc tập luyện, hãy bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc chạy bộ chậm. Sau đó, bạn có thể từ từ tăng cường độ với những bài tập mạnh hơn như chạy bộ cường độ cao, đạp xe hoặc bơi lội.

Nghỉ ngơi

Cuối cùng, việc nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm cảm giác run sợ khi hồi hộp. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm giúp hệ thần kinh không bị quá tải và tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Cách giảm run sợ xuất hiện khi hồi hộp
Ngồi thiền là một phương pháp giảm căng thẳng

Những cách điều trị khi bị run sợ

Run khi hồi hộp thường không cần can thiệp nếu chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, kéo dài và gây ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm kiếm phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị run tay chân có thể áp dụng:

Thuốc

Tất cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, bao gồm cả chứng run sợ khi hồi hộp cần phải được tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự giám sát chuyên môn.

  • Thuốc chẹn beta: Thường được dùng để điều trị huyết áp cao. Các thuốc chẹn beta như propranolol (Hemangeol, InnoPran XL, Inderal LA) có tác dụng giảm run sợ cho một số người. Tuy nhiên, thuốc này có thể không phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch hoặc hen suyễn.
  • Thuốc chống co giật: Primidone (Mysoline) có thể có hiệu quả cho những người không đáp ứng với thuốc chẹn beta.
  • Thuốc an thần: Sử dụng thuốc an thần cũng là một phương pháp điều trị run sợ có thể áp dụng. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thuốc benzodiazepin như clonazepam (Klonopin).

Trị liệu

Bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân áp dụng liệu pháp nghề nghiệp hoặc vật lý. Nhà trị liệu vật lý sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập nhằm cải thiện sức mạnh, khả năng phối hợp và kiểm soát cơ bắp. Trong khi đó, các nhà trị liệu nghề nghiệp có thể đề xuất việc sử dụng thiết bị thích ứng để giảm thiểu tác động của tình trạng run sợ đến các hoạt động hàng ngày.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định cho bệnh nhân nếu triệu chứng run sợ nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc. Một số phương pháp bao gồm:

  • Kích thích não sâu: Phương pháp này liên quan đến việc đặt một đầu dò điện mỏng vào phần não gây ra chấn động (đồi thị). Một dây dẫn từ đầu dò sẽ chạy dưới da đến một thiết bị giống như máy tạo nhịp tim (máy kích thích thần kinh) được cấy vào ngực bệnh nhân. Thiết bị này truyền các xung điện không đau nhằm gián đoạn các tín hiệu từ đồi thị có thể gây ra chấn động.
  • Phẫu thuật đồi thị siêu âm tập trung: Đây là phương pháp phẫu thuật không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh tập trung để truyền qua da và hộp sọ. Sóng âm được sử dụng để tạo ra nhiệt, nhằm phá hủy một phần mô não tại vị trí cụ thể trong đồi thị, từ đó giúp ngăn chặn các cơn run. Quá trình này được kiểm soát chính xác nhờ sự hỗ trợ của hình ảnh cộng hưởng từ, giúp bác sĩ định vị đúng khu vực cần điều trị.
Cách giảm run sợ xuất hiện khi hồi hộp
Phẫu thuật nếu bệnh nhân mắc chứng run sợ nghiêm trọng

Lưu ý hằng ngày để giảm run sợ khi hồi hộp

Chứng run sợ là tình trạng có thể điều trị hiệu quả thông qua việc sử dụng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Các biện pháp hữu ích có thể làm tại nhà bao gồm:

  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Dinh dưỡng hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Thực hành hít thở sâu.
  • Thiền.
Cách giảm run sợ xuất hiện khi hồi hộp
Tập thể dục nâng cao sức khỏe

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn tìm ra một số cách hiệu quả để giảm run sợ khi hồi hộp. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và nhận hỗ trợ điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin