Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Biến thể của virus SARS-CoV-2, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của hàng loạt quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy lý do các biến thể xuất hiện là gì? Liệu các biến thể có nguy hiểm không?
Đại dịch Covid 19 đang có những diễn biễn phức tạp, khó lường. Ở nước ta liên tục ghi nhận các biến thể mới, số lượng ca nhiễm và tử vong đang gia tăng trong những ngày qua đặc biệt là tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam.
Nguyên nhân cho sự xuất hiện của những biến thể mới là do trong quá trình sao chép của virus Covid 19 đã có những đột biến gen xảy ra.
Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, nó sẽ chiếm quyền điều khiển các tế bào để sao chép và nhân lên thành hàng nghìn bản sao. Tuy nhiên đôi khi trong quá trình sao chép bị lỗi. Tình trạng lỗi gen hay đột biến gen sẽ xảy ra trong bất cứ chuỗi di truyền nào. Hầu hết sự thay đổi không gây ra sự khác biệt đáng kể, nhưng một số thay đổi sẽ làm biến chuyển tính chất vật lý của virus, tạo ra những biến thể mới.
Quá trình virus sao chép và nhân bản tăng lên khi sự lây nhiễm tăng. Do đó các đột biến gen của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện nhiều hơn, khả năng xuất hiện biến thể có thể cao hơn.
Hầu hết các đột biến xảy ra không làm thay đổi đặc điểm, tính chất của virus, nhưng một số đột biến có thể ảnh hưởng đến đặc tính như gia tăng khả năng lây nhiễm, làm tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp hay giúp virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch.
Hiện nay, WHO thông báo có 4 biến thể virus SARS-CoV-2 được xếp vào nhóm đáng quan ngại được tìm thấy lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ lần lượt là Alpha, Beta, Gamma và Delta. Trong đó, biến thể Delta được đánh giá là nguy hiểm nhất, với khả năng lây lan nhanh.
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2020 tại Ấn Độ. Với khả năng lây nhiễm nhanh, nguy hiểm, Delta đang đe dọa đến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, áp đảo hệ thống y tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngoài việc dễ lây nhiễm hơn chủng virus ban đầu, biến thể Delta còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu cho thấy, những người nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus ở khoang mũi cao hơn 1000 lần so với những người nhiễm các biến thể trước đó. Bên cạnh đó, biến thể Delta chỉ mất khoảng 4 ngày để có thể phát hiện sau phơi nhiễm, trong khi đó chủng virus ban đầu được phát hiện phải mất tới 6 ngày.
Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng nguy hiểm khi mắc biến chủng Delta là do không có triệu chứng khi nhiễm virus hoặc các biểu hiện lâm sàng không đặc trưng, dẫn đến người mắc Covid 19 rất dễ hiểu nhầm là bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường.
Trước đây, ho dai dẳng, sốt, mất vị giác hoặc khứu giác là những triệu chứng hàng đầu cần lưu ý.
Tuy nhiên ở biến thể Delta, đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất, sau đó là đau họng, sốt và sổ mũi, còn triệu chứng mất khứu giác và mất vị giác được ghi nhận ở mức độ thấp hơn. Do đó, mọi người nên đề cao cảnh giác, sàng lọc yếu tố dịch tễ của bản thân và các dấu hiệu bất thường khi nghi nhiễm Covid 19, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo phòng dịch của nhà nước.
Theo nhà nghiên cứu Samuel Alizon, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, vấn đề đặt ra trước mắt là bản thân virus SARS-CoV-2 và các biến thể nguy hiểm mà giới y khoa chưa giải mã được hết. Do vậy, kiểm soát và ngăn chặn dây chuyền lây nhiễm là giải pháp duy nhất.
Chìa khóa để có kiểm soát dây chuyền lây nhiễm và chống chọi với biến thể Delta là tiêm đủ liều vắc xin để. Các nghiên cứu sơ bộ ghi nhận một số loại vắc xin Covid 19 giảm hiệu quả trước chủng Delta nhưng vẫn còn khả năng bảo vệ, giảm các triệu chứng nặng, tuy nhiên cần phải tiêm đủ liều.
Nghiên cứu trên 14.000 người của Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) ghi nhận 2 liều vắc xin Pfizer ngăn được 96% nguy cơ nhập viện nếu nhiễm Delta, ở vắc xin AstraZeneca là 92%. Với chủng Delta, về hiệu quả bảo vệ khỏi bệnh thì vắc xin Pfizer là 88%, tốt hơn vắc xin AstraZeneca 60%.
Từ những thông tin trên, chúng ta thấy rằng các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ còn xuất hiện thêm nữa, trong đó có thể có biến thể đáng quan ngại khác. Việc giảm khả năng lây nhiễm là một trong những cách giúp giảm các đột biến gen xảy ra. Do đó, người dân lưu ý hạn chế các hành vi có nguy cơ gây lây nhiễm Covid 19 như tụ tập đông người, đi lại nhiều nơi, ở lại lâu trong các không gian kín, ít thông khí...
Để kiểm soát tình hình và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, người dân tại TP.HCM và các địa phương có nguy cơ cần nghiêm túc thực biện pháp phòng chống dịch như thông điệp 5K và hãy tham gia tiêm phòng vắc xin phòng Covid 19 khi có cơ hội nhé.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.