Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dán veneer bị đau răng là do đâu? Cách chăm sóc sau khi dán veneer?

Ngày 08/10/2022
Kích thước chữ

Để gắn veneer, bác sĩ cần mài đi một ít men ở mặt trước của răng. Do đó nhiều người thắc mắc dán veneer bị đau răng không? Phương pháp giúp hạn chế tình trạng đau răng sau khi dán veneer như thế nào? Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết sau.

Phương pháp dán veneer được xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho hàm răng, nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai mà không xâm lấn quá nhiều làm tổn thương các mô răng. Vậy tình trạng đau sau khi dán veneer là vì sao? Cách chăm sóc răng sau khi dán sứ veneer?

Nguyên nhân dán veneer bị đau răng

Dán sứ veneer là một lựa chọn tốt giúp khắc phục các vấn đề của răng như khe thưa vừa và nhỏ, răng xỉn màu, ố vàng, răng sứt mẻ nhẹ nhỏ hơn 1/3 thân răng. Đây là phương pháp thẩm mỹ không cần mài lấy đi nhiều mô răng thật nên hiện nay rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, sau dán sứ vẫn gặp phải những trường hợp ê buốt kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. 

Thông thường, cảm giác ê buốt, đau nhức sau khi dán veneer khoảng 2 - 3 ngày, tuy nhiên cũng có người bị dai dẳng sau khi thẩm mỹ. Tùy theo cơ địa và tình trạng răng của mỗi người. Vậy nguyên nhân dán veneer bị đau răng là do đâu?

Nền răng yếu

Nền răng yếu là do cơ địa của bạn, dù có mài nhẹ hay ít thì cũng làm răng tổn thương ít nhiều. Khi ăn răng bị ê buốt, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng các loại kem đánh răng chống ê buốt.

Chữa tủy chưa triệt để

Trước khi dán sứ veneer, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, nếu bạn đang chữa tủy thì phải điều trị triệt để trước. Nếu chữa trị không dứt điểm khiến vi khuẩn còn sót lại, sau một thời gian gây ê buốt, khó chịu.

Dán veneer bị đau răng là do đâu? Cách chăm sóc sau khi dán veneer? 1 Chữa tuỷ răng không triệt để khiến răng đau nhức sau khi dán răng sứ veneer

Điều trị sâu răng không triệt để

Sâu răng không được làm sạch và điều trị đúng cách sẽ tạo thành vi khuẩn tấn công tủy răng và làm hỏng răng. Bệnh viêm nha chu cũng sẽ gây hại cho nướu và răng. Các bác sĩ cần phải cẩn thận xử lý các vấn đề này trước khi dán sứ để tránh làm răng bệnh nhân nhạy cảm, ê buốt.

Kỹ thuật của nha sĩ không chuẩn

Nếu nha sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật trong quá trình dán sứ sẽ ảnh hưởng đến răng của bạn. Có thể mài quá nhiều hoặc mặt dán sứ không được thiết kế phù hợp, gây vướng, cộm,... Trong một số trường hợp, ê buốt là do lấy dấu hàm và thử dấu răng quá nhiều lần, vì quá trình này có tác động đến răng và nướu. 

Ăn uống không phù hợp

Vấn đề ê buốt cũng có thể do cách bạn ăn uống, ăn các loại thực phẩm cứng và dai. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt sai khi dán sứ mà bạn không thể tự khắc phục. Lúc này bạn cần tìm một trung tâm nha khoa đáng tin cậy với bác sĩ giỏi để giải quyết tốt nhất. 

Dán veneer bị đau răng là do đâu? Cách chăm sóc sau khi dán veneer? 2 Ăn uống không phù hợp, thức ăn cứng, dai khiến đau nhức sau khi dán răng sứ veneer

Làm sao để hạn chế đau sau dán veneer?

Mặc dù được biết dán sứ không gây đau nhức hay khó chịu quá nhiều. Nhưng đối với những người chuẩn bị dán veneers, đau ít nhiều vẫn rất khó chịu. Do đó một số lưu ý dưới đây giúp bạn hạn chế đau sau khi dán sứ.

Chọn bác sĩ có kinh nghiệm

Trên thực tế, việc bọc răng sứ có đau không phụ thuộc nhiều vào cách bác sĩ mài răng và thực hiện dán sứ. Lượng men răng cần mài khi dán răng sứ chỉ được tính bằng mm. Vì vậy, bác sĩ phải có tay nghề cao và kinh nghiệm để điều khiển máy mài cực tốt.

Nếu không, men răng sẽ bị mòn quá nhiều không cần thiết, dễ làm hỏng ngà răng hoặc các răng khác và gây ê buốt. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn bác sĩ có chuyên môn để tránh những tình huống xấu khác xảy ra ngoài đau răng.

Sử dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người đều có ngưỡng chịu đau khác nhau. Vì vậy, đôi khi cùng một quy trình, một bác sĩ có người sẽ cảm thấy đau hơn. Bọc răng sứ veneer tuy không gây đau đớn quá nhiều nhưng cảm giác khó chịu vẫn là cơn ác mộng đối với nhiều người có thể trạng kém. Nếu bạn không may rơi vào trường hợp này, hãy đến gặp nha sĩ để được kê thuốc giảm đau nếu cần. 

Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của nha sĩ

Việc chăm sóc răng sau dán sứ veneer rất quan trọng. Vì vậy, các nha khoa uy tín luôn tư vấn kỹ lưỡng cho bạn cách bảo vệ và vệ sinh răng miệng tốt nhất sau khi dán sứ veneer. Do đó, hãy nhớ làm theo hướng dẫn để tránh bị vi khuẩn tấn công, gây đau nhức và mắc các bệnh răng miệng khác. 

Cách chăm sóc răng sau khi dán sứ veneer

Để bảo vệ răng miệng nói chung và kéo dài tuổi thọ của mặt dán sứ, bạn cần chăm sóc răng miệng một cách khoa học và kỹ lưỡng. Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi dán sứ veneer, răng rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt: 

  • Đánh răng đều đặn hàng ngày vào buổi sáng, tối hoặc sau khi ăn 30 phút. 
  • Chải nhẹ nhàng tất cả răng từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. 
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm truyền thống để làm sạch kẽ răng sau khi ăn. 
  • Bạn cũng có thể sử dụng tăm nước để để làm sạch răng và loại bỏ mảng bám từ những vùng khó chải.
  • Làm sạch bề mặt lưỡi bằng mặt sau của bàn chải hoặc một dụng cụ chuyên biệt. 
  • Sau khi đánh răng bạn nên súc miệng kỹ bằng nước hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. 
  • Bạn nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên 3 tháng một lần hoặc ngay khi nhận thấy lông bàn chải bị mòn và đổi màu. 

Đồng thời, lối sống khoa học cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và tuổi thọ của răng sứ: 

  • Ăn thực phẩm giàu canxi, photphat và vitamin để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho răng, xương chắc khỏe.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để thải độc và cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.
  • Hạn chế thức ăn quá cứng, cay, nóng để bảo vệ mặt dán sứ và nướu.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, đồ uống có ga, thức ăn có nhiều đường. 
  • Lấy cao răng thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn có hại.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên.
Dán veneer bị đau răng là do đâu? Cách chăm sóc sau khi dán veneer? 3 Để bảo vệ răng miệng nói chung và kéo dài tuổi thọ của mặt dán sứ bạn cần chăm sóc răng kỹ lưỡng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết cách chăm sóc răng hiệu quả để dán veneer bị đau răng. Nếu có nhu cầu chăm sóc răng miệng, bạn có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn cao tư vấn. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin