Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau dạ dày có di truyền không là một thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là đối với những ai không may mắc phải tình trạng này. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều đối tượng. Trong những năm qua, câu hỏi về sự di truyền trong vấn đề đau dạ dày đã luôn là một chủ đề gây tranh cãi và tò mò trong cộng đồng y học. Vậy đau dạ dày có di truyền không?
Nhiều nghiên cứu di truyền đã xác định rằng có sự tương quan giữa yếu tố di truyền và nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Các nghiên cho thấy rằng tiền sử gia đình là một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc bệnh lên.
Dựa trên một số nghiên cứu và tình hình thực tế, bệnh đau dạ dày có khả năng được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, tỷ lệ này có thể lên đến 47%. Bên cạnh đó, thông qua các thử nghiệm thực nghiệm đã chứng minh rằng bệnh đau dạ dày và viêm loét dạ dày - tá tràng thường được truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền kiểu gen trội.
Nếu trong gia đình có cả cha và mẹ mắc bệnh đau dạ dày, khả năng con mắc bệnh sẽ cao hơn so với người không có tiền sử bệnh, và triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện sớm hơn. Chính vì vậy, để giải đáp cho thắc mắc đau dạ dày có di truyền không thì câu trả lời là có.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến các vùng gen cụ thể cũng đã xác định một số gen có khả năng tác động lên sự cân bằng của các yếu tố bảo vệ dạ dày và tạo điều kiện cho việc phát triển của căn bệnh.
Cơ chế cụ thể mà yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của đau dạ dày vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã xác định một số gen có khả năng tác động đến sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ dạ dày:
Đau dạ dày thường gặp ở độ tuổi từ 16 đến 39, tỷ lệ nam bị đau dạ dày thường gấp đôi so với nữ. Mặc dù yếu tố di truyền có tác động đáng kể đến bệnh đau dạ dày nhưng tương tác giữa di truyền và môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Thói quen ăn uống, mức độ căng thẳng, hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại... tất cả đều có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nam giới thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn nhanh, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Các hoạt động hàng ngày của nam giới cũng thường có áp lực lớn hơn. Do những nguyên nhân này, tỷ lệ nam mắc bệnh đau dạ dày cao hơn so với nữ cũng là điều dễ hiểu.
Không thể xem xét yếu tố di truyền độc lập mà cần phải xem xét cả hệ thống tương tác giữa di truyền và môi trường. Một người có tiền sử di truyền nhưng duy trì lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Ngoài thắc mắc về việc đau dạ dày có di truyền không thì việc phòng ngừa đau dạ dày như thế nào cũng là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để phòng ngừa bệnh dạ dày, chúng ta cần điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, một số yếu tố cần được lưu ý như:
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc đau dạ dày có di truyền không. Có thể thấy, di truyền là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển của bệnh đau dạ dày. Mối liên quan giữa di truyền, môi trường và lối sống tạo nên một bức tranh toàn cảnh về nguyên nhân và cách phòng ngừa đau dạ dày. Việc duy trì những thói quen tích cực về chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bảo vệ dạ dày trước những nguy cơ tiềm ẩn.
Xem thêm: