Khi bị đau đầu phía sau gáy, bệnh nhân nên có sự tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng để có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp.
Đau đầu sau gáy là bệnh gì?
Đau đầu phía sau gáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ có thể khiến cho những lỗ liên hợp nằm ở phía sau đốt sống trở nên hẹp dần do dây chằng quanh cột sống bị viêm và lắng đọng canxi.
Điều này sẽ gây cản trở đến sự lưu thông của mạch máu và các dây thần kinh ở bên trong. Từ đó sẽ gây nên tình trạng đau nhức vai gáy.
Đau đầu sau gáy là bệnh gì? - Đây có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Do một số nguyên nhân như chấn thương, hệ quả của thói quen xấu, sự lão hóa của cơ thể… mà phần đĩa đệm tại cổ sẽ rời khỏi vị trí ban đầu và gây ra sự chèn ép lên rễ dây thần kinh và ống sống gây đau nhức.
Vôi hóa cột sống cổ (gai hóa cột sống cổ)
Nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống cổ là do sự hình thành của các gai xương trên các cột sống cổ. Nếu để lâu dài, những gai xương này sẽ gây ra sự chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn.
Rối loạn khớp bả vai
Rối loạn khớp bả vai thường xảy ra ở những người ngồi liên tục tại một chỗ. Tình trạng này sẽ khiến cho các cơ bị giãn quá mức và gây ra chứng nhức đầu sau gáy.
Lao cột sống
Lao cột sống hay còn có tên gọi khác là mục cột sống. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đó là sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn làm hẹp đốt sống, hoại tử mô mềm, mô đệm bị chết đi…
Một số bệnh lý khác cũng gây ra chứng đau đầu sau gáy phải kể đến như đau đầu vận mạch, viêm khớp vai, khối u, rối loạn chức năng thần kinh…
Đối tượng dễ bị đau đầu sau gáy
Một số đối tượng dễ có nguy cơ bị nhức đầu sau gáy đó là:
- Những người lao động nặng có liên quan đến vai gáy, cổ gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của cơ xương khớp ở khu vực này.
- Tài xế lái xe, nhân viên văn phòng, người ít vận động, ngồi quá lâu sẽ khiến cho các cơ xương không được linh hoạt, dẻo dai.
- Người già dễ bị mất ngủ khiến cho các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh không hoạt động tốt.
- Sự thay đổi estrogen ở cơ thể phụ nữ sau khi sinh con cũng là yếu tố gây chứng đau đầu ở phía sau gáy.
Nhân viên văn phòng là đối tượng rất dễ bị đau đầu sau gáy Triệu chứng đau đầu ở sau gáy
Đau đầu sau gáy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Khi nhận thấy có những triệu chứng điển hình, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán. Một số triệu chứng đau đầu sau gáy được xem là nguy hiểm mà bệnh nhân nên thực hiện việc kiểm tra ngay lập tức, đó là:
- Nhức đầu với mức độ vừa và nặng, các cơn đau có thể xảy ra dữ dội và không kiểm soát được, ngay cả khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thì tình trạng cũng không thuyên giảm.
- Người bệnh bị tê ở phần nửa đầu phía sau gáy.
- Cơn đau tăng dần theo tần suất và cường độ.
- Xuất hiện tình trạng co giật, nói ngọng, thậm chí bệnh nhân còn bị liệt tay chân một cách tạm thời.
- Sốt, co cứng gáy, buồn nôn, sợ tiếng động và ánh sáng.
- Xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú như liệt vận động, di chuyển khó khăn, hạn chế khả năng vận động.
- Rối loạn tâm lý, ý thức, rối loạn thị giác.
Nếu như những triệu chứng đau đầu phía sau gáy chỉ đơn thuần là những cơn đau lành tính thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, Tuy nhiên, nếu như bệnh ác tính thì có thể sẽ làm ảnh hưởng tới tính mạng. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện những cơn nhức đầu ở sau gáy.
Phương pháp điều trị đau đầu sau gáy
Để điều trị chứng bệnh này, đa số các bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm (NSAID), thuốc giảm đau thần kinh…
Nếu như bị đau đầu thứ phát do hệ quả của một số bệnh lý khác gây nên, bạn cần điều trị theo đúng nguyên nhân bệnh lý (bệnh lý hố sau, thoát vị đĩa đệm nặng, viêm màng não…).
Bên cạnh đó, bạn nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn có thể tập luyện các bài tập yoga, thiền, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý để được đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời.
Tập yoga là phương pháp giúp cải thiện đau đầu ở sau gáy rất hiệu quả Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến chứng đau đầu sau gáy. Để sức khỏe không bị ảnh hưởng và gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, tránh chủ quan trong việc điều trị nhé.
Xem thêm: Đau nửa đầu migraine là gì? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp