Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc thuốc ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cha mẹ cần biết cách sơ cứu trẻ bị sốc thuốc xử lý tình huống kịp
Đôi khi vì lý do nào đó mà các bậc phụ huynh cho con uống thuốc quá mức cần thiết hoặc kết hợp hai loại thuốc có cùng thành phần với nhau, ví dụ như thuốc cảm và thuốc giảm đau đều chứa acetaminophen mà không hề hay biết. Điều này vô tình làm hại sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Vậy làm cách nào để biết trẻ bị sốc thuốc để đối phó kịp thời?
– Nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy
– Chảy nước dãi hoặc khô miệng
– Trẻ có dấu hiệu sốt co giật
– Đồng tử giãn hoặc co bất thường
– Mất khả năng phối hợp hoạt động và nói lắp
– Đổ mồ hôi
– Kiệt sức
– Vàng da hoặc mắt
– Xuất hiện triệu chứng giống cúm
– Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
– Đau bụng
– Tê
– Tim đập nhanh
– Không thức dậy
– Khó thở
– Co giật hoặc lắc người không kiểm soát
– Có hành vi đặc biệt lạ lùng
– Khó nuốt
– Phát ban tiến triển nhanh
– Phù mặt, bao gồm cả vùng quanh môi và lưỡi
Khi biết trẻ bị sốc thuốc, cha mẹ hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, quan sát trẻ thấy còn phản ứng tốt, cha mẹ hãy giúp trẻ nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Cách gây nôn an toàn là cha mẹ có thể dùng ngón tay của mình (trước khi tiến hành nên vệ sinh tay sạch sẽ, quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ – ngay chỗ lưỡi gà để giúp trẻ có thể nôn bớt loại thuốc đã uống. Lưu ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ. Nếu trẻ bị hôn mê tuyệt đối không được gây nôn hay trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc do uống nhầm hóa chất.
Nếu trẻ kêu đau rát vùng họng cha mẹ có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi để nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.
Sau sơ cứu ban đầu, cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì với liều lượng bao nhiêu và mang theo mẫu thuốc hoặc lọ đựng thuốc mà trẻ đã uống thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp điều trị tích cực phù hợp nhất, giúp trẻ vượt qua cơn nguy hiểm nhanh chóng.
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị sốc thuốc, tốt hơn hết cha mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc các thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho con.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.