Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng nướu không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa nhiễm trùng nướu sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu dưới đây.
Thông thường nếu đột nhiên cảm thấy cơn đau nhói khó chịu ở vùng nướu và chân răng, kèm theo tình trạng hôi miệng và sưng tấy, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng nướu. Đặc biệt, nếu trước đây đã từng gặp các vấn đề như nhiễm trùng nướu, sâu răng hay nhiễm trùng chân răng, cơn đau này có thể liên quan đến tình trạng áp xe răng, là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm cần được điều trị sớm. Ngoài ra, nhiễm trùng nướu sau khi nhổ răng khôn cũng là hiện tượng thường gặp, gây khó chịu cho nhiều người.
Các loại nhiễm trùng nướu thường gặp, bao gồm:
Thứ nhất là nhiễm trùng chân răng, gây tổn thương trực tiếp đến chân răng, làm cho răng lung lay, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng.
Thứ hai là áp xe nha chu, một tình trạng nhiễm trùng tại vùng nướu. Khi đó, các túi nha chu hình thành dưới mép nướu, gây tụt nướu và sưng lợi nghiêm trọng.
Cả hai loại nhiễm trùng đều tạo ra các túi nhỏ chứa đầy mủ và vi khuẩn, và để điều trị dứt điểm, cần loại bỏ hoàn toàn các túi mủ này nhằm ngăn ngừa sự tái phát của nhiễm trùng. Trong đó, áp xe nha chu là một trong những tình trạng nhiễm trùng nướu phổ biến nhất.
Nhiễm trùng chân răng không chỉ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng mà còn có thể đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn từ nhiễm trùng lan nhanh vào máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Trong đó có thể gây ra tình trạng viêm nội tâm mạc, là một tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm cho tim mạch.
Bên cạnh đó, vết thương chứa đầy dịch mủ lâu ngày sẽ hình thành nang răng, gây ra tình trạng đau nhức và viêm nhiễm kéo dài. Đặc biệt, nhiễm khuẩn ở các răng hàm trên có thể lan sang xoang hàm, gây ra nhiễm trùng xoang.
Vi khuẩn còn có thể lan vào đường hô hấp, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, hoặc nhiễm trùng có thể lan rộng vào tủy và xương răng, có thể dẫn đến hoại tử sàn miệng và lan rộng xuống dưới lưỡi, hàm, cằm, khiến cho những tổn thương càng nghiêm trọng hơn.
Những hậu quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiễm trùng chân răng để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng không phải là hiện tượng hiếm gặp, và dấu hiệu của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Các triệu chứng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc, bao gồm:
Các dấu hiệu trên cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng nướu sau khi nhổ răng, và cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
Sau khi nhổ răng, vùng nướu sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng bao gồm:
Việc phòng ngừa và chăm sóc sau khi nhổ răng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn.
Khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, việc thăm khám và điều trị kịp thời tại nha khoa là rất cần thiết để ngăn chặn biến chứng. Tùy theo nguyên nhân gây nhiễm trùng, nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Thông thường, việc điều trị nhiễm trùng chân răng đòi hỏi phải loại bỏ ổ áp xe và làm sạch hoàn toàn khu vực nhiễm trùng. Quy trình điều trị có thể bao gồm các phương pháp sau:
Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng khi nhiễm trùng chân răng đã ảnh hưởng đến tủy. Quá trình lấy tủy răng sẽ loại bỏ phần tủy chết bên trong răng và làm sạch buồng tủy. Sau đó, lắp mão răng vào để bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài, khôi phục hình dáng tự nhiên và khả năng chịu lực của răng.
Nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và mảng bám trên bề mặt răng và dưới chân răng. Theo Viện Y tế Quốc gia, việc bào láng gốc răng giúp bề mặt chân răng trở nên trơn láng, làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn và tăng khả năng hồi phục.
Trong các trường hợp bệnh nha chu đã gây tổn thương nghiêm trọng đến xương hoặc nướu, phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch hoàn toàn khu vực nhiễm trùng, loại bỏ ổ áp xe triệt để. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để hỗ trợ quá trình lành thương và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
Việc điều trị nhiễm trùng nướu đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp và đúng quy trình tại nha khoa nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài và an toàn cho sức khỏe răng miệng. Bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi dấu hiệu nhiễm trùng là gì? Làm sao để phòng tránh và điều trị? Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.