Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.
Mất răng ở trẻ em dưới 12 tuổi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng vì không còn răng để tự nhiên thay thế răng đã mất. Mất răng phần lớn có thể phòng ngừa và điều trị các nguyên nhân trước khi tình trạng mất răng xảy ra. Sự kết hợp giữa thực hành vệ sinh răng miệng, tự chăm sóc tổng thể và chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp có thể giúp bạn tránh mất răng.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung mất răng
Mất răng là gì?
Mặc dù tỷ lệ mất răng hoàn toàn đã giảm trong thập kỷ qua, mất răng vẫn là một căn bệnh lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mất răng ở người trưởng thành trên 60 tuổi là 25%. Năm 2010, tỷ lệ mất răng nói chung ở Canada là 6,4% và ở người trưởng thành từ 60 đến 79 tuổi là 21,7%. Tỷ lệ mất răng có xu hướng khác nhau giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia.
Mất răng được hiểu là mất đi của răng do bất kỳ nguyên nhân nào. Một số cách để mô tả mức độ nghiêm trọng của việc mất răng bao gồm:
Mất răng có thể dẫn đến khả năng ăn uống kém, mất tự tin khi giao tiếp và chất lượng cuộc sống nói chung bị giảm sút.
Biến chứng có thể gặp mất răng
Sau khi mất răng phần nướu xung quanh răng bị mất sẽ lành lại ở độ cao thấp hơn mô lân cận lâu dần 2 răng kế cận sẽ bộ nghiên để lấp đầy khoảng trống dẫn đến sai khớp răng, lệch hàm, giảm sức nhai,...
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi gặp phải bất kỳ tình trạng nào sau đây bạn nên khám bác sĩ ngay:
Màu răng thay đổi;
Đau nướu hoặc đau răng;
Mùi vị khó chịu hoặc mùi hôi trong miệng.
Nguyên nhân mất răng
Nguyên nhân gây mất răng
Người lớn mất răng vĩnh viễn vì nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này là:
Bệnh nướu
Viêm nha chu là một trong nhiều nguyên nhân gây mất răng. Thuốc điều trị viêm nha chu gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau,...Mảng bám lâu ngày có thể cứng lại quanh nướu hình thành cao răng. Vì mảng bám và cao răng chứa đầy vi khuẩn nên chúng có thể gây viêm nướu.
Sâu răng
Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất răng là sâu răng. Sâu răng phát triển khi vi khuẩn mắc kẹt trong mảng bám quanh chân răng và gây mòn men răng. Sâu răng từ nhẹ được điều trị bằng trám răng để khôi phục độ bền,sự toàn vẹn của răng. Nếu không trám răng sớm, răng bị phá hủy nhiều hơn và nhiễm trùng sâu hơn gây viêm tủy răng và vỡ răng
Chấn thương miệng
Chấn thương như tai nạn, vấp ngã, trong thể thao (đấm bốc) mà không có dụng cụ bảo vệ miệng, thói quen nghiến răng hoặc nhai đá,...có thể gây mất răng.
Bệnh mạn tính
Một số bệnh mãn tính có liên quan đến tình trạng sức khỏe răng miệng kém. Bệnh tiểu đường không kiểm soát được, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp và bệnh về xương có thể là những yếu tố chính dẫn đến mất răng khi chúng gây ra hoặc đẩy nhanh bệnh nướu răng.
Lối sống
Khi bạn không cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho răng và nướu như canxi và vitamin D, vitamin C,... răng kém chắc khỏe và dễ tổn thương. Hút thuốc lá, dùng răng các vật cứng cũng làm tăng nguy cơ mất răng.
Chia sẻ:
Có thể bạn quan tâm
Nguồn tham khảo
About Tooth Loss: https://www.cdc.gov/oral-health/about/about-tooth-loss.html
Răng Implant tương đối phổ biến khắc phục tình trạng mất răng. Chất liệu trụ răng và trình độ của kỹ thuật viên càng tốt thì phương pháp càng an toàn. Các loại trụ Implant hiện nay đều an toàn (nguồn gốc từ Titanium) cho người sử dụng vì thế bạn không nên quá lo lắng. Hãy chọn lựa cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị an toàn.
Kỹ thuật chải răng an toàn thế nào để tránh mất răng?
Đầu tiên súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn trong miệng. Tiếp theo, rửa sạch bàn chải dưới vòi nước và lấy một lượng kem vừa đủ để đánh răng. Đặt bàn chải sao cho đầu lông bàn chải tiếp xúc cả răng và nướu. Chải răng mặt ngoài răng, từ trên xuống dưới với răng hàm trên và từ dưới lên trên với răng hàm dưới đảm bảo lông bàn chải vào từng kẽ răng. Chải mặt trong tương tự như mặt ngoài, tiếp theo chải song song với mặt nhai. Chải lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ vi khuẩn. Cuối cùng, làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng và rửa sạch bàn chải để loại bỏ vi khuẩn.
Chỉ nha khoa sử dụng như thế nào để phòng ngừa mất răng?
Nếu sử dụng chỉ cuộn, bạn lấy đoạn chỉ có độ dài vừa phải, cho vào giữa kẽ răng, nhẹ nhàng kéo chỉ qua lại kẽ răng để lấy đi thức ăn còn bám trong răng. Nếu dùng tăm, đặt đầu tăm chỉ nha khoa vào giữa hai kẽ răng để làm sạch mảng bám và cặn thức ăn. Sau khi sử dụng chỉ bạn vẫn nên súc miệng lại với nước muối hoặc nước súc miệng để giữ sạch khoang miệng và họng.
Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm hay cứng để không bị mất răng?
Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm vì bàn chải có lông cứng có thể gây mòn men răng. Nên thay bàn chải sau khoản 2 đến 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh và chất lượng cho bản chải.
Nên đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong lúc bạn ngủ. Bạn có thể đánh răng thêm một lần nữa sau khi ăn khoảng 30 phút, nhưng lưu ý không đánh răng quá nhiều lần vì có thể mài mòn men răng. Một lần bạn nên đánh răng nữa đó là buổi tối trước khi đi ngủ.
Hỏi đáp (0 bình luận)