Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách sơ cứu ban đầu khi bị đột quỵ hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới bởi đây là một trong những bệnh để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh.
Đột quỵ là bệnh lý gây tử vong hàng đầu trong suốt 2 thập kỷ qua. Căn bệnh này cũng đã giết chết hàng triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Vậy đâu là dấu hiệu và cách sơ cứu ban đầu khi bị đột quỵ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương đột ngột khi dòng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc giảm đi đáng kể. Việc máu não bị đình trệ sẽ khiến cho các tế bào não chết đi chỉ sau vài phút. Đột quỵ gây hôn mê, thương tật hoặc liệt nửa người, thậm chí tử vong. Trên thực tế chỉ khoảng 10% tổng số ca đột quỵ có thể sống sót không di chứng.
Các triệu chứng của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và ngắt quãng. Bất cứ ai trong chúng ta cũng cần học cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ để phòng những trường hợp rủi ro. Dưới đây là các dấu hiệu ban đầu khi bị đột quỵ thường gặp nhất mà bạn nên lưu ý:
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần tức tốc gọi cấp cứu 115 ngay. Mỗi phút giây trôi qua với người bệnh đều cực kỳ quan trọng nhằm cứu vãn sự sống. Việc cấp cứu càng nhanh chóng cũng làm giảm nguy cơ thương tật vĩnh viễn.
Thời gian xử lý cấp cứu lý tưởng nhất là trong vòng 60 phút kể từ lúc xuất hiện các triệu chứng đột quỵ khởi phát.
Trong lúc chờ xe cứu thương đến, bạn nên thực hiện sơ cứu người bệnh theo các cách sau:
Chích máu ngón tay để là kinh nghiệm hoàn toàn sai lầm. Người ta thường truyền tai biến bằng dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay, thùy tai để bệnh nhân tỉnh rồi mới đưa đi cấp cứu là phản khoa học. Việc này làm mất “thời gian vàng” trong cấp cứu bệnh nhân khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vọng cao hơn.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Lúc này việc cho bệnh nhân uống thuốc không theo chỉ định dễ gây ra tắc nghẽn họng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người đột quỵ cho rằng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ vì sẽ gây nguy hiểm. Thế nhưng trên thực tế chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị bệnh.
Nếu cứ để bệnh nhân ở nhà, không đưa đi bệnh viện vô tình làm mất đi thời gian vàng có thể chữa được. Thời gian vàng khi sơ cứu đột quỵ là trong khoảng 3 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ. Bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm thì khả năng chữa khỏi và ít di chứng sau này càng cao.
Không được tự ý di chuyển người bệnh đi cấp cứu đồng thời không tự điều trị bằng cách bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, dùng thuốc,…Tuyệt đối không cho bệnh nhân đột quỵ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì lúc này dễ gây nuốt sặc hoặc ngạt thở.
Cần phải thận trọng nhất là vào thời điểm giao mùa, vì khi thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh chính là lúc người bệnh dễ mắc bệnh đột quỵ nhất. Đối với những người có các bệnh nền như huyết áp, tiền sản giật, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn người bình thường.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về Dấu hiệu và cách sơ cứu ban đầu khi bị đột quỵ. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích nhất giúp mang đến cơ hội sống sót và ngăn ngừa di chứng sau này cho các bệnh nhân bị đột quỵ.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.