Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp gối là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng để xác định được chính xác nguyên nhân gây đau thì không phải là điều dễ dàng. Vậy đau khớp gối không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không? Lúc này người bệnh cần làm gì?
Đau khớp gối có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý, nhưng cũng có thể chỉ do va chạm với tác nhân bên ngoài trong quá trình vận động, sinh hoạt. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng lại hoàn toàn khác nhau ở mỗi người. Muốn biết nguyên nhân đau khớp gối, bạn có thể xác định dựa vào các kiến thức cơ bản trong bài viết dưới đây:
Bỗng một ngày, cơn đau khớp gối xuất hiện và “hành hạ” cơ thể, khiến sức khỏe của bạn suy giảm trầm trọng. Lúc này, đừng nên chủ quan mà hãy nghĩ ngay tới những trường hợp sau:
Đau khớp gối không nhất thiết phải là do chấn thương ảnh hưởng trực tiếp tới xương mà còn có thể do sự tổn thương dây chằng, gân hoặc các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, xương, sụn và dây chằng hình thành khớp. Tình trạng này xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn, cử động đột ngột, vận động sai tư thế hoặc mang vác quá nặng,...
Một số chấn thương thường gặp có thể xảy ra như:
Đây là căn bệnh tự miễn do các màng hoạt dịch, sụn khớp,... bị tổn thương. Căn bệnh này là mãn tính nên người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn để làm giảm triệu chứng và biến chứng có thể gặp phải như: Biến dạng khớp, dính khớp,...
Đau đầu gối là triệu chứng khởi phát của bệnh thoái hóa khớp gối. Thông thường, căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người đã ngoài 50. Tuy nhiên, béo phì cũng chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này đang dần được trẻ hóa.
Bàn chân bẹt được hiểu là người bệnh có lòng bàn chân đẩy vào trong và phẳng hơn người bình thường. Tình trạng này có thể làm mất cân bằng trọng lượng trên cơ thể. Bàn chân phải nâng đỡ với trọng lượng lớn hơn, gây áp lực lên các dây chằng nên dễ dàng đau nhức. Tình trạng này cũng có thể khiến khớp bị lệch hoặc làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp xương.
Khi bị mắc bệnh gout, đầu gối chính là khớp xương chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên cơ thể người bệnh. Nguyên nhân là do các tinh thể acid uric tích tụ trong xương không được chuyển hóa sẽ lắng đọng xuống khớp, gây đau nhức dữ dội, đặc biệt là khi giao mùa.
Đau đầu gối là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi nhưng những đối tượng sau thường có nguy cơ bị đau đầu gối cao hơn người bình thường, đó là:
Ngay cả bác sĩ cũng không thể chẩn đoán chính xác 100% nguyên nhân gây đau khớp gối nếu chỉ bằng cảm quan bên ngoài. Vì vậy, nếu đau khớp gối không rõ nguyên nhân, bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện lớn để được thăm khám bằng các loại máy móc hiện đại hơn:
Bất cứ căn bệnh nào cũng cần được chẩn đoán lâm sàng. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các thông tin liên quan để giới hạn nguyên nhân gây bệnh như: Tình trạng bên ngoài, thời điểm phát bệnh, tiền sử bệnh lý, cảm nhận của bệnh nhân và độ nhanh nhạy của đầu gối.
Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, phương pháp thăm khám bằng hình ảnh ngày càng được các bác sĩ tin tưởng và đánh giá cao. Cụ thể:
Nếu vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác như: Xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp gối, thậm chí là điện tâm đồ để nghiên cứu tổn thương dây thần kinh.
Đừng quá lo lắng khi bị đau đầu gối không rõ nguyên nhân. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp chữa trị tại nhà như: Chườm lạnh, băng ép hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Điều quan trọng là, chìa khóa để “xóa tan” nỗi lo đau đầu gối là chữa trị triệt để để tránh bệnh tái phát và trở thành mãn tính. Mong rằng bài viết với những thông tin về vấn đề đau khớp gối không rõ nguyên nhân đã mang đến cho bạn nhiều điều hữu ích.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...