Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau khớp háng khi mang thai đều khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, đau khớp háng khi mang thai còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm khác cho cả mẹ và bé. Hãy cùng tham khảo ngay bài biết dưới đây về đau khớp háng và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay của chúng tôi.
Đau khớp háng mang thai 3 tháng đầu thường không phổ biến ở chị em. Tuy nhiên, đau khớp háng có thể xảy ra và gây ra những nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quá trình mang thai của cả mẹ và bé. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không nhé!
Đau khớp háng khi mang thai thường phổ biến ở phụ nữ mang bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chỉ đau khớp háng khi mang thai ba tháng đầu.
Khi bị mắc bệnh đau khớp háng 3 tháng đầu khi mang thai, bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau ở xương chậu hay vùng hông. Nó như một cơn đau thắt lưng, gây lạnh buốt, khó chịu, đau âm ỉ kéo dài trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, khả năng vận động của cơ thể mà tình trạng bệnh qua đó là nặng hay nhẹ. Cơn đau kéo dài, lây sang các vị trí khác như thắt lưng, đùi hay mông.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Nhưng khi phát hiện mình bị mắc căn bệnh này, chị em phải đi khám ngay bác sĩ trong lần khám định kỳ để được hướng dẫn, kê đơn thuốc. Hay khi chị em trong tình trạng sốt, mệt mỏi, choáng váng, chảy máu âm đạo,… cũng cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.
Khi thai nhi trong quá trình phát triển, sẽ ảnh hưởng đến xương và dây chằng của người mẹ bị thay đổi kích thước để thích ứng được. Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thường không liên quan đến các nguyên nhân nguy hiểm.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone mãn kinh nữ nhằm giúp dây chằng và các khớp bên trong xương chậu mềm và nới lỏng ra gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ có thể bị đau khớp háng. Các hormone này di chuyển quanh cơ thể và ảnh hưởng đến toàn bộ các khớp của cơ thể. Việc đau lưng, các khớp háng hay mông trong ba tháng đầu khi mang thai bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự mềm và nới lỏng của các khớp.
Trong quá trình mang thai, nhiều chị em phụ nữ bị ảnh hưởng về tâm lý như mệt mỏi, căng thẳng, stress. Đây cũng là nguyên nhân gây ra đau khớp háng khi mang thai ba tháng đầu. Khi rơi vào tình trạng căng thẳng, sẽ gây căng cơ, làm đau cơ và các khớp. Nếu các hormone gây tổn thương các khớp và dây chằng thì sẽ gây đau lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của phụ nữ, thậm chí ảnh hưởng đến cr thai nhi trong bụng mẹ.
Trong quá trình mang thai, cơ thể thay đổi mẹ thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi. Do vậy, cơ thể mẹ bị chịu áp lực lớn ở lưng, hông và tình trạng đau khớp háng. Trong giai đoạn phát triển này, các tư thế khi làm việc, đi đứng, ngồi hay ngủ thì cũng có thể gây ra cơn đau khớp háng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, di chuyển và thực hiện các bài tập nhằm căng giãn cơ.
Theo nghiên cứu, thống kê có khoảng 32% phụ nữ mang thai bị đau khớp háng tại một thời điểm nhất định trong quá trình mang thai. Trong một số trường hợp, đau khớp háng khi mang thai là còn triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng đã được thụ tinh ở một vị trí khác ngoài tử cung, đó là bên trong ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, đau vai, mỏi lưng, chảy máu âm đạo cũng là những triệu trứng khi mang thai mà phụ nữ gặp phải.
Nếu tình trạng đau khớp háng xuất hiện với các dấu hiệu như chuột rút, đau lưng hay các cơn đau khớp háng xảy ra liên tục, tiết dịch có màu vàng hay nâu, thoái hoá khớp,… thì cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.
Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện, nhằm hỗ trợ lưu thông máu đến khớp háng. Phương pháp này giúp giảm độ cứng ở các khớp và co thắt cơ. Cách thực hiện đơn giản, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm hoặc đệm nóng, chườm ấm trực tiếp lên khớp háng khoảng 10 phút.
Thực hiện xoa bóp ở hông nhằm hỗ trợ giảm đau và những áp lực lên khớp háng. Đây là biện pháp an toàn tại nhà. Khi tiến hành xoa bóp, thai phụ nên nằm nghiêng, tay ôm gối. Xoa bóp các khớp háng và xung quanh theo chuyển động tròn để ngăn chặn các cơn đau xảy ra.
Hình thành tư thế ngủ phù hợp cũng giúp giảm đau khớp háng, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Khi mang thai, bạn có thể nằm nghiêng khi ngủ và dùng gối đặt ở giữa hai chân. Ngoài ra, bạn có thể kê nhiều gối xung quanh cơ thể để giảm bớt cơn đau khớp háng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhằm điều trị hiệu quả căn bệnh đau khớp háng này.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...