Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể các mẹ bầu có thể gặp các tình trạng đau nhức ở khớp háng. Các cơn đau gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp háng khi mang thai và cách khắc phục?
Đau khớp háng khi mang thai không phải là hiếm. Nó có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục hoặc không thường xuyên, đau từ nhẹ đến nặng. Thậm chí các mẹ bầu có thể cảm nhận được nó tỏa ra vùng lưng dưới, mông hoặc đùi.
Khớp háng là bộ phận làm trụ giúp nâng đỡ cho phần thân trên của cơ thể cùng với khớp đùi và khớp gối. Khớp háng đóng vai trò rất quan trọng với các hoạt động hằng ngày. Đau khớp háng là tình trạng diễn ra hầu như ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai dễ bị đau khớp háng hơn người bình thường, đặc biệt thai nhi càng phát triển lớn thì cơn đau càng dữ dội hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai:
Khi mang thai, hormone relaxin trong cơ thể mẹ bầu tăng lên rất nhanh khiến cho các mô kết nối xương giãn ra. Đặc biệt hormone relaxin làm lỏng lẻo sự kết nối giữa khớp háng với hệ thống dây chằng xung quanh để mở rộng xương chậu. Đôi khi đây là nguyên nhân gây đau khớp háng, đau hông và đau lưng cho các mẹ.
Tăng cân là chuyện bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên nó lại gây ra áp lực cho hệ thống xương khớp. Trong đó, khớp háng là khu vực chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể. Do đó, tăng cân có thể dẫn đến đau khớp háng và đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Tư thế của mẹ bầu có thể bị thay đổi khi tăng cân. Ngoài ra, việc em bé nằm nghiêng sang bên này nhiều hơn so với bên kia cũng có thể gây đau nhức xương khớp. Sai lệch tư thế trong thời gian dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp, đặc biệt là trong thai kỳ.
Sự thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ có thể dẫn tới tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Chẳng hạn như:
Hội chứng loãng xương thoáng qua là tình trạng xương hông và khớp háng bị khử khoáng. Tình trạng này thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Thường liên quan đến nồng độ canxi và kali của cơ thể.
Đau khớp háng khi mang thai do sự chuyển động của thai nhi thường diễn ra ở tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, bất cứ khi nào thai nhi thay đổi vị trí, xoay trở hay đạp sẽ gây ra không ít áp lực lên các dây thần kinh và dây chằng. Từ đó khiến mẹ bầu bị đau khớp háng.
Thời gian mang thai là lúc cơ thể người phụ nữ cực kỳ yếu đuối và nhạy cảm. Do đó, khi có dấu hiệu đau khớp háng, tốt nhất mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để xin lời khuyên. Ngoài ra, một số mẹo bạn có thể áp dụng để giảm đau như sau:
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho mẹ bầu một số loại thuốc giảm đau phù hợp, hướng dẫn các bài vật lý trị liệu hoặc các bài tập thể dục cụ thể để giúp giảm đau khớp háng hoặc xương chậu lúc đang mang thai.
Đau khớp háng khi mang thai là một trong những cơn đau nhức khó chịu mà bạn gặp phải khi mang thai. Tuy nhiên, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp trường hợp này. Tuỳ theo mức độ đau nặng nhẹ mà các mẹ sẽ được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp. Thai phụ không nên quá lo lắng, đau khớp háng khi mang thai chỉ là một phần tự nhiên của thai kỳ mà thôi.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.