Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp vai bên trái và những điều bạn cần biết

Ngày 09/02/2022
Kích thước chữ

Theo như chúng ta biết, khớp vai là một trong những khớp giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng hiện nay tình trạng đau khớp vai ngày càng xuất hiện nhiều nhất là đau khớp vai bên trái. Vậy bạn đã thật sự biết nhiều về bệnh đau khớp vai trái chưa?

Đau khớp vai bên trái luôn gây cho ta những ảnh hưởng đến cuộc sống bởi những cơn đau hay tổn thương do xương khớp. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu về bệnh đau khớp vai bên trái kỹ để có thể phòng tránh và phát hiện kịp thời. Sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ mách cho bạn những điều bạn cần biết về bệnh đau khớp vai trái.

Đau khớp vai trái là bệnh gì?

Bệnh đau khớp vai bên trái luôn là một trong những bệnh thấp khớp dễ bắt gặp ở vùng vai gây cho ta tình trạng đau nhức mệt mỏi. Đây là một trong những bệnh phổ biến trong cộng đồng, nó được ước tính có khoảng 20% dân số bị đau khớp vai, đặc biệt là đau khớp vai bên trái.

Theo một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ này rất cao nó hầu như chỉ xếp sau bệnh lý đau cột sống thắt lưng. Tình trạng đau nhức vai ở giới trẻ có thể do các vấn đề về tai nạn hay chấn thương trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, người già càng lớn tuổi thì dễ xảy ra sự hao mòn ở các khớp vai. Chính vì thế mà các cơn đau ở người lớn tuổi thường kéo dài theo thời gian. Thế nhưng, nếu bạn phát hiện kịp thời về bệnh này thì có thể điều trị đúng cách. Nó giúp bạn cải thiện được các vấn đề đau nhức ở vai khiến bạn sinh hoạt hằng ngày một cách bình thường như mọi người.

Đau khớp vai bên trái và những điều bạn cần biết Đau khớp vai bên trái gây cho ta các tình trạng đau nhức liên tục kéo dài hàng giờ đồng hồ

Một số nguyên nhân gây ra đau khớp vai bên trái mà bạn cần biết

Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp dễ khiến bạn bị đau khớp vai bên trái. Vì thế Nhà thuốc Long Châu sẽ mách bạn để bạn có thể phòng tránh một cách hiệu quả.

Trật khớp vai

Trật khớp vai là một trong những chấn thương phổ biến nhất, nó chiếm khoảng 50-60% tỷ lệ bị trật khớp. Khi mới bị trật vai, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau dần xuất hiện rõ rệt, biên độ vận động của các khớp vai ngày càng giảm đi. 

Bên cạnh đó, cánh tay của bạn có thể dần bị biến dạng xoay ra dần 30 - 40 độ. Các cơn đau kéo đến ngày càng dữ dội hơn, các khối cơ bắp dần bị cơ thắt lại theo thời gian. 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự biến dạng khi bị trật khớp vai một cách dễ dàng bằng mắt thường. Các vết bầm xuất hiện và đồng thời khiến vai cảm thấy dần yếu đi và bị tê.

Thoái hóa khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp phải thường xuyên cử động trong cơ thể. Chính vì thế mà khớp vai rất dễ bị thoái hóa do cac sụn khớp dần bị bào mòn. Từ đó kéo theo những hư tổn dần ở phần xương dưới lớp sụn làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ chặt chẽ như lúc trước nữa.

Khi bạn hoạt động quá mạnh sẽ rất dễ gây ra các cơn đau nhức khi vận động. Nếu để lâu quá trình này sẽ dần kéo dài dần mất đi lớp đệm là sụn. Khi sụn thoái hóa dần đi càng dễ khiến cho xương cọ xát vào với nhau, làm cho xơ hóa xương dưới lớp sụn, tạo gai xương và các hốc xương dưới lớp sụn gây sưng đau, nhức.

Đau khớp vai bên trái và những điều bạn cần biết Trật khớp vai gây cho cánh tay của bạn dần bị biến dạng theo thời gian đồng thời là nguyên do gây nên đau khớp vai bên trái

Đông cứng khớp

Đau khớp vai bên trái là một trong những nguyên nhân gây nên đau cứng bên trong khớp. Theo khảo sát, cứng khớp vai thường chiếm tỉ lệ khoảng 2% các tổn thương ở vai. Cứng khớp thường dễ bắt gặp ở các độ tuổi trung niên từ 40 - 60 tuổi, thông thường nữ bị bệnh này nhiều hơn nam giới.

Bên cạnh đó cũng có một vài yếu tố có thể làm tăng tỷ lệ bị vai đông cứng khớp, đặc biệt rất dễ mắc ở bệnh nhân bị đái tháo đường từ 10 - 20%. Một số bệnh lý khác như là cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim.

Các triệu chứng dễ bắt gặp khi bị đau khớp vai bên trái

Theo các bác sĩ, tùy vào các nguyên nhân mà dấu hiệu đau nhức do đau khớp vai bên trái của mỗi người khác nhau. Cụ thể các biểu hiện dễ bắt gặp nhất là:

  • Vai dần khó có thể cử động.
  • Cơn đau xuất hiện dần từ trong khớp vai, phía trước và sau vai đồng thời cảm nhận cơn đau từ phần trên của cánh tay.
  • Tự cảm nhận vai hoặc cánh tay trên của bạn dần bị yếu đi.
  • Có thể bạn sẽ cảm thấy ngứa ran, đau rát và lười vận động.

Đau khớp vai bên trái có thật sự đáng lo và nguy hiểm cho bạn?

Đau khớp vai bên trái và những điều bạn cần biết Đau khớp vai bên trái khiến cho vai dần bị cứng khớp và giảm đi khả năng vận động

Nếu bạn bị đau khớp vai bên trái và nó từ từ lan dần xuống tới cánh tay thì quả thật rất đáng lo lắng bởi khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu này thì bệnh đã ở mức rất nghiêm trọng. Người bệnh sẽ dễ bị tình trạng cứng khớp vai, thoái hóa khớp, mức độ vận động giảm dần đi. Bên cạnh đó nguy hiểm hơn là bệnh nhân còn dễ bị tê bì, dần yếu và mất cảm giác ở cánh tay và bàn tay.

Nếu bạn không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì càng nghiêm trọng hơn. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống hằng ngày của bạn. Ngoài ra, cơn đau cò khiến cho bạn bị mất ngủ, dần mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến công việc mỗi ngày.

Vì thế, khi cảm thấy các dấu hiệu bị đau khớp vai bên trái hay phải bạn đều nên tìm và gặp bác sĩ để đưa ra lời khuyên và biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại của mình.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về bệnh đau khớp vai bên trái và những điều bạn thật sự cần biết. Hy vọng bài viết sẽ đưa đến cho bạn thông tin hữu ích và các các nhận thức được bệnh đau khớp vai bên trái đúng cách.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin