Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau mắt hột có tự khỏi không ?

Ngày 03/04/2019
Kích thước chữ

Những người sống trong môi trường khép kín, nơi có nhiều ruồi, muỗi sinh sống, thường xuyên tiếp xúc khói bụi và nguồn nước ô nhiễm là nhóm người có khả năng mắc bệnh đau mắt hột cao nhất. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bệnh đau mắt hột có tự khỏi hoặc có thể mù lòa nếu không chữa trị kịp thời.

Những người sống trong môi trường khép kín, nơi có nhiều ruồi, muỗi sinh sống,  thường xuyên tiếp xúc khói bụi và nguồn nước ô nhiễm là nhóm người có khả năng mắc bệnh đau mắt hột cao nhất. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bệnh đau mắt hột có tự khỏi hoặc có thể mù lòa nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?

Bệnh đau mắt hột là gì?

Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia Trachomatics gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch, lây lan với đặc trưng là hình thành hột và những tổn thương sẹo ở mắt.

Bệnh đau mắt hột có tự khỏi được không?

Bệnh đau mắt hột là do một số tác nhân từ môi trường bên ngoài tác động làm cho vi khuẩn tấn công đến mắt, các vi khuẩn này không được loại bỏ, chúng tích tụ, phát triển thành bệnh. Hầu hết những trường hợp bị đau mắt hột đều phải được điều trị để tránh ảnh hưởng đến thị giác.

Cho đến nay, vẫn chưa xác định bệnh đau mắt hột có tự khỏi được hay không mà đa số các trường hợp bệnh nhân bị đau mắt hột đều đi khám và điều trị sớm để tránh những nguy hiểm cũng như biến chứng của bệnh gây ra.

Bệnh đau mắt hột có tự khỏi hay không vẫn còn phụ thuộc và tình trạng sức khỏe và cách xử lý, chăm sóc của bệnh nhân. Nếu bạn biết cách làm sạch mắt, vệ sinh mắt đúng cách ngay sau khi tiếp xúc với chất bẩn, bạn sẽ tránh được căn bệnh này.

Chế độ ăn uống bổ sung nhiều dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chính là yếu tố giúp bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi.

Ngoài ra, bệnh đau mắt hột có tự khỏi ở những trường hợp bị đau mắt hột nhẹ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Một số trường hợp bệnh đau mắt hột vẫn xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, gây dị tật, sẹo hoặc mù lòa vì không điều trị sớm hoặc điều trị sai cách để lại hậu quả nặng nề về sau.

Vì thế, thay vì để bệnh đau mắt hột tự khỏi, bạn vẫn nên đề phòng sớm bằng cách đến bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng nhận biết bạn đang bị bệnh đau mắt hột

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết mình đang bị bệnh đau mắt hột:

Giai đoạn 1: Bệnh đau mắt hột giai đoạn đầu.

  • Ngứa nhẹ, có cảm giác vướng víu như có hạt cát trong mắt.
  • Chớp mắt cảm thấy khó khăn và đau.
  • Mắt đỏ lên và có thể bị sưng.
  • Chảy nhiều nước mắt, chất nhầy hoặc mủ.

Giai đoạn 2: Bệnh đau mắt hột trong giai đoạn tiến triển

  • Mắt hơi mờ, không nhìn rõ.
  • Đau mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn: mắt sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng điện tử.

Biến chứng của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột ở thể nhẹ, đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Người bệnh có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị ngứa mắt, mỏi mắt, đôi khi chảy nước mắt.

Bệnh đau mắt hột ở thể nặng, bị tổn thương thâm nhập xuống cả những lớp bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây biến chứng cho mắt như: sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột là gì?

  • Điều kiện sống đông đúc: Những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người bệnh sử dụng chung đồ dùng của người bệnh.
  • Vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém, tay dơ và dụi mắt, những vật dụng sử dụng hàng ngày chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh.
  • Những khu vực đang có dịch bệnh hoành hành: phổ biến nhất ở trẻ em từ 4-6 tuổi.
  • Những người sống trong các khu vực kiểm soát ruồi kém có thể bị nhiễm trùng cao hơn.
  • Thiếu nhà vệ sinh, sử dụng vệ sinh công cộng dơ bẩn: Những người sống trong khu vực không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh công cộng không sạch sẽ, sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chủ yếu xuất hiện ở những khu ổ chuột, khu người nghèo, vô gia cư.
Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột

  • Cải thiện vệ sinh môi trường: sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh sạch, diệt ruồi.
  • Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định.
  • Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, các vật dụng dùng hằng ngày phải sạch sẽ.
  • Tránh xa những khu vực dịch bệnh đang phát bệnh.
  • Không dùng chung khăn, mắt kính,…các vật dụng của người bệnh.
  • Đeo kính khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
  • Dùng nước nhỏ mắt để sát khuẩn.
Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?Bệnh đau mắt hột có tự khỏi và không gây biến chứng nếu bạn biết cách xử lý.

Bệnh đau mắt hột là bệnh thường gặp, chúng rất dễ lây lan cho người xung quanh nếu vô tình tiếp xúc với vật dụng người bệnh. Bệnh đau mắt hột có tự khỏi và không gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị sớm.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có những biểu hiện của chứng bệnh đau mắt hột hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị sớm. Vì những triệu chứng bệnh đau mắt hột gây ra làm bạn khó chịu, mắt đỏ sưng, vướng víu và mắt mờ, khó quan sát.

Chân Chân

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin