Đau mắt hột là một dạng viêm kết giác mạc lây lan mãn tính, thường được gọi tắt là bệnh đau mắt hột mãn tính. Với đặc điểm mắt đỏ, sưng và hình thành nhiều hột bên trong mí mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đau mắt hột mãn tính rất dễ lây lan.
Bệnh đau mắt hột là gì?
Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh rất dễ lây lan thông qua việc tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây lan bằng cách dùng chung đồ vật với người bị bệnh đau mắt hột.
Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng của bệnh đau mắt hột mãn tính
Những triệu chứng đau mắt hột thường gặp là :
- Mắt ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt.
- Mắt đổ ghèn có chứa chất nhầy hoặc mủ.
- Mắt đau rát, sưng đỏ.
- Mí mắt sưng lên.
- Mắt chảy dịch có chứa chất nhầy và mủ.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn.
Nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt hột mãn tính ?
Bệnh đau mắt hột mãn tính gây ra bởi một số chủng Chlamydia Trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm Chlamydia, lây qua đường tình dục.
- Lây lan thông qua mắt người bệnh: quần áo, khăn tắm, mắt kính và các loại côn trùng đều có thể là đường truyền bệnh.
- Điều kiện sống thấp: điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
- Điều kiện sống đông đúc: những người sống trong điều kiện không gian chật hẹp, đông đúc cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
- Vệ sinh kém: vệ sinh kém, thiếu kỹ lưỡng đặc biệt ở mắt và tay.
- Tuổi tác: theo thống kê số người mắc bệnh, trẻ em ở độ tuổi từ 4 - 6 tuổi là độ tuổi dễ bị bệnh đau mắt hột mãn tính nhất.
- Môi trường: tác nhân từ môi trường, chất lượng môi trường kém, môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến các vi khuẩn dễ phát triển và gây bệnh đau mắt hột mãn tính.
- Những khu vực có bệnh đang hoành hành.
Những biến chứng của bệnh đau mắt hột mãn tính
Người bị đau mắt hột có thể dẫn tới những biến chứng như:
- Viêm kết mạc mạn tính bị đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn.
- Lông mi bị xiêu vẹo, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
- Vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu, có thể dẫn đến mù lòa.
- U hột ở rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc.
- Loạn thị vì sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực.
- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống.
- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
Biến chứng của bệnh đau mắt hột mãn tính
Điều trị bệnh đau mắt hột mãn tính
Bệnh đau mắt hột mãn tính được điều trị dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, bạn có thể tham khảo cách điều trị bệnh đau mắt hột mãn tính dưới đây:
- Thuốc kháng sinh - thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng để điều trị trong trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Điều trị có thể cần phải được lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng.
- Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin - tra ngày 2 lần trong 6 tháng.
- Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần.
- Tình trạng nặng bệnh nhân phải phẫu thuật mổ quặm.
- Dùng nước mắt nhân tạo hoặc các vitamin để nhỏ mắt.
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột mãn tính
Sau khi chữa khỏi bệnh đau mắt hột mãn tính, bệnh vẫn có thể tái phát nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để ngăn ngừa bệnh đau mắt hột mãn tính tái phát bạn cần:
- Vệ sinh mắt đúng cách, tránh mắt tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm, nguồn nước dơ bẩn.
- Giữ tay luôn sạch sẽ và không dụi mắt.
- Kiểm soát ruồi. Giảm số lượng ruồi xung quanh khu vực sống có thể giúp bạn loại bỏ nguồn truyền bệnh chính.
- Không dùng chung những vật dụng với người mắc bệnh đau mắt hột mãn tính.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khăn, gối nằm, chăn drap.
- Khi ra đường, cần bảo vệ mắt bằng kính râm, kính chắn bụi.
- Dùng nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ vitamin để vệ sinh mắt.
- Tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh, ánh sáng màn hình điện thoại, máy tính.
Vệ sinh mắt đúng cách giúp hạn chế bệnh đau mắt hột mãn tính tái phát.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể hạn chế tiếp xúc những tác nhân môi trường: ánh nắng gay gắt, khói bụi ô nhiễm,… trong thời gian ngắn chứ không thể tránh được hoàn toàn. Vì thế, ngoài các biện pháp bảo vệ mắt bạn nên bổ sung thêm một số dưỡng chất nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh từ bên trong. Một đôi mắt sáng khỏe, sức đề kháng tốt sẽ hạn chế khả năng mắc bệnh từ những tác nhân bên ngoài.
Chân Chân