Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau xương mu khớp háng sau sinh là tình trạng phổ biến của các mẹ bỉm sữa. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục và cải thiện có dễ dàng hay không? Theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!
Theo một khảo sát nhỏ, hầu hết các sản phụ sau khi sinh con đều gặp tình trạng đau xương mu khớp háng sau sinh. Tùy vào cơ địa mỗi người nên tình trạng này sẽ có triệu chứng và mức độ đau khác nhau. Vậy đau xương mu khớp háng sau sinh nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị ra sao? Sau đây hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin nhé!
Đau xương mu khớp háng sau sinh là tình trạng đau nhức âm ỉ, tê bì, đôi lúc đau nhói như điện giật, kéo dài nhiều ngày và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như giấc ngủ của nữ giới sau sinh. Trên thực tế, hai bên của xương mu liên kết với nhau và tạo thành khớp chậu, khi mang thai, khớp chậu này giãn nở vì sự thay đổi kích thước của tử cung. Càng gần cuối thai kỳ, lực tác động đến xương chậu càng tăng vì kích thước của thai nhi đang lớn dần, điều này khiến các dây chằng bị kéo căng và gây ra tình trạng đau nhức xương mu khớp háng sau sinh.
Dưới đây là những dấu hiệu các bạn sẽ gặp khi bị đau xương mu khớp háng sau sinh mà chúng tôi đã tổng hợp được:
Tuy đau xương mu khớp háng sau sinh không nguy hiểm và có thể giảm đau bằng các biện pháp đơn giản nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sản phụ sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khỏe giảm sút làm giảm khả năng chăm con, yếu cơ hoặc teo cơ, ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng,... Vì vậy, khi các bạn cảm thấy tình trạng đau ngày càng nặng, không có dấu hiệu thuyên giả hoặc kèm theo những triệu chứng bất thường khác hãy đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết tốt nhất.
Một số phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh đau xương mu khớp háng phổ biến hiện nay như: Xét nghiệm máu, kiểm tra các cử động tại vùng khớp háng và vùng bụng dưới, chụp X-quang đánh giá cấu trúc xương khớp,...
Nguyên nhân chủ yếu của đau xương mu khớp háng sau sinh là do sự chèn ép các dây chằng khi kích thước tử cung tăng lên. Các hormone trong thai kỳ làm cho khung chậu được xương chậu bắt đầu căng rõ rệt vì kích thước của thai nhi tăng lên rất nhanh. Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác như:
Đi lại nhiều hoặc vận động mạnh sau sinh: Sau khi sinh, sản phụ cần phải có thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và xương khớp được phục hồi. Nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, tổng thể sức khỏe bị suy nhược.
Tăng cân: Trong thai kỳ, sản phụ rất dễ tăng cân mất kiểm soát, điều này làm tăng áp lực lên khung xương chậu và dễ gây ra đau nhức ở khu vực này. Khi dây chằng tại vùng xương khớp háng bị giãn ra sẽ làm mức độ nhạy cảm tăng lên, cứng cơ và khó vận động.
Trong thai kỳ thiếu canxi: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nếu trong suốt thai kỳ mẹ bầu không cung cấp đủ canxi qua chế độ ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu hụt canxi mà còn khiến xương của mẹ bị mềm và yếu hơn, gây ra hiện tượng tê và đau khớp. Một số loại canxi mà các mẹ bầu thường thiếu đó là vitamin D, Vitamin B12,...
Hormone relaxin: Hormone này được tiết ra rất nhiều trong thời kỳ mang thai, có tác dụng tạo không gian cho tử cung mở rộng và thai nhi phát triển nhờ cơ chế nới lỏng xương chậu, mạch máu, dây chằng xung quanh vùng xương mu khớp háng. Sự nới lỏng này sẽ giúp ích cho quá trình sinh em bé, nhưng sau khi sản phụ sinh xong cần phải có thời gian nhất định để xương khớp và các bộ phận khác được phục hồi. Sau khi sinh khoảng vài tháng, lượng hormone sẽ giảm và cơn đau được kiểm soát.
Viêm nhiễm vùng chậu hoặc vùng tiết niệu: Trong quá trình sinh con, các sản phụ dễ gặp tổn thương vùng mu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào trong và gây viêm nhiễm vùng chậu. Ngoài ra, vùng tiết niệu cũng dễ bị viêm nhiễm bởi lý do tương tự như vậy. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây lan rộng ra những vùng xung quanh và những hậu quả khó lường khác.
Để tình trạng đau xương mu khớp háng biến mất hoàn toàn, các bạn phải mất khoảng vài tháng điều trị. Tùy vào từng trường hợp sẽ có những cách điều trị khác nhau, tuy nhiên phương pháp quan trọng nhất vẫn chính là duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý.
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn những phương pháp giảm đau xương mu khớp háng sau sinh hiệu quả nhất:
Đây là căn bệnh khá phổ biến và cũng dễ dàng chữa khỏi bằng những phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Vì vậy khi thấy mình có dấu hiệu của đau xương mu khớp háng sau sinh các bạn đừng vội lo lắng mà hãy nhìn nhận tình trạng của mình chính xác và chọn cách chữa trị sao cho phù hợp. Hầu như qua một thời gian ngắn điều trị, các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn.
Đau xương mu khớp háng là trình trạng không quá nghiêm trọng nhưng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến cuộc sống của quý bạn. Hi vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn và chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.