Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, nhiều phụ huynh phàn nàn về việc con trẻ của họ có thói quen ăn uống không tốt như vừa ăn vừa chơi điện thoại, làm rơi vãi đồ ăn ra bàn ghế, lãng phí thức ăn,... Vậy cần dạy trẻ cách ăn uống lịch sự như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Không chỉ ở trường, khi về nhà trẻ cũng cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên, giúp hình thành nên thói quen tốt và phép lịch sự tối thiểu trong ăn uống. Dưới đây là cách dạy trẻ ăn uống lịch sự trước, trong và sau bữa ăn mà ba mẹ có thể tham khảo:
Các bé cần được dạy và hướng dẫn cách lấy đồ ăn cho lịch sự trong mâm cơm, trường hợp đồ ăn ở quá xa thì cha mẹ hãy dặn bé nhờ người lớn lấy thay vì cố rướn người lên để lấy. Bởi hành động này có thể làm ảnh hưởng tới người bên cạnh hoặc làm rớt đồ ăn gây mất vệ sinh và khiến người khác khó chịu. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng quên dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhờ người khác giúp đỡ nữa nhé.
Khi ăn cơm, các bậc phụ huynh nên dặn bé lấy lượng thức ăn vừa đủ và ăn hết phần thức ăn đó, nếu còn đói thì sẽ tiếp tục lấy thêm. Điều này giúp tạo thói quen tiết kiệm, không lãng phí đồ ăn. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể kể cho trẻ nghe những hoàn cảnh thiếu thốn, không có đủ thức ăn để ăn mỗi ngày, từ đó giúp trẻ thấu hiểu, đồng cảm và biết trân trọng đồ ăn hơn.
Việc đảo xới, lựa đồ ăn được xem là một hành động bất lịch sự trong mâm cơm. Vậy nên ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách lấy đồ ăn đúng mực, nên quan sát món ăn trước khi gắp. Đồng thời, phụ huynh hãy dạy trẻ cách gắp đồ ăn lịch sự, không làm rơi vãi đồ ăn vừa lãng phí lại vừa gây mất vệ sinh.
Đây cũng là một thói quen nên hạn chế, bởi đôi khi vừa ăn vừa nói sẽ khiến cho thức ăn rơi vãi lung tung. Từ đó vừa mất vệ sinh mà những người xung quanh cũng có thể không nghe được mình nói gì.
Ăn uống từ tốn vừa là phép lịch sự lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn chậm, nhai đồ ăn kỹ giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng đau dạ dày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dặn bé khi ăn không được chép miệng tạo ra âm thanh lớn bởi có thể gây khó chịu cho những người khác.
Các bậc phụ huynh hãy dạy trẻ biết nói lời cảm ơn đến những người đã bỏ ra tâm huyết để nấu bữa ăn cho mình. Trong trường hợp đồ ăn chưa hợp khẩu vị, hãy dạy trẻ không được nói lời chê bai trực tiếp. Thay vào đó hãy cảm ơn trước, sau đó biểu đạt mong muốn của mình về cách chế biến hoặc khẩu vị nêm nếm cho người nấu, để từ đó họ có thể rút kinh nghiệm khi nấu ăn cho mình vào lần sau.
Khi ăn xong, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách xin phép đứng lên trước và mời những người còn lại tiếp tục dùng cơm. Tuy hành động này không bắt buộc nhưng đó cũng là một cách thể hiện sự tinh tế mà trẻ nên nắm bắt.
Sau mỗi bữa ăn, nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng và tay chân sạch sẽ cho trẻ. Đây là một thói quen tốt giúp giữ vệ sinh cơ thể và đảm bảo sức khỏe. Để hiệu quả nhất thì ba mẹ hãy cùng thực hiện với trẻ và giải thích về lợi ích của hành động đó cho trẻ hiểu.
Tuy đây là một hành động nhỏ nhưng lại thể hiện sự yêu thương và lễ phép của trẻ đối với mọi người. Phụ huynh có thể thực hiện trước và hướng dẫn trẻ cùng làm để xây dựng dần thói quen tốt này.
Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự là rất cần thiết, đặc biệt là trong độ tuổi mầm non. Đây sẽ là những bài học đầu đời, là những trang bị về kỹ năng cần thiết trong các hoạt động sinh hoạt đời sống thường ngày cho trẻ. Vậy nên ba mẹ đừng bỏ qua những cách dạy trẻ về phép lịch sự trong ăn uống ở bài viết trên nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.