Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng không muốn giao tiếp hay tiếp xúc với những người xung quanh, điều này thực sự là một trở ngại cho phụ huynh khi muốn trò chuyện với trẻ.
Để có thể nuôi dưỡng được một đứa trẻ bị tự kỷ, các bậc phụ huynh phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức của mình để có thể hiểu được mong muốn của con mình. Việc giao tiếp với trẻ bị tự kỷ được xem là thành công khi cả hai đều có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau. Các bậc cha mẹ nên tham khảo một số phương pháp dạy trẻ tự kỷ để có thể giúp con hiểu, gần gũi hơn với mình và ngược lại.
Trẻ bị tự kỷ thường cần nhiều thời gian để có thể xử lý thông tin, hiểu và phản hồi lại lâu hơn so với những người bình thường. Vì thế, khi nói chuyện với trẻ tự kỷ, phụ huynh không nên thúc dục con, hay lặp đi lặp lại câu hỏi của mình, điều này sẽ vô tình gây áp lực cho trẻ, làm trẻ bị rối trí sẽ không thể hiểu và phản ứng với những gì mà cha mẹ đang nói. Tuy nhiên điều nay không có nghĩa là phụ huynh phải giao tiếp chậm với trẻ cả đời, nó có thể được cải thiện nhưng cần thời gian.
Nhiều người cho rằng, trẻ tự kỷ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, vì thế cần phải nói với trẻ thật nhiều để cải thiện vấn đề trên. Nhưng thực tế, phụ huynh không nên nói quá nhiều với trẻ. Khi cha mẹ nói quá nhanh và nhiều, thông tin được đưa ra trong một câu quá dài, khiến trẻ không thể hiểu mục đích mà cha mẹ muốn nhắc tới.
Ngoài việc hiểu được lời nói, trẻ cũng nên học cách hiểu được ngôn ngữ cử chỉ, dấu hiệu, vẻ mặt của người đang giao tiếp với mình. Nếu trẻ không nhìn, không giao tiếp ánh mắt, không thể hiện thái độ khi giao tiếp, thì các phụ huynh không nên sử dụng lời nói mà chuyện sang giao tiếp bằng cử chỉ, hành động. Cha mẹ nên dùng hành động để biểu thị điều mình muốn con làm, như thế trẻ sẽ ít có cơ hội tranh cãi.
Khi giao tiếp với trẻ tự kỷ, cần giữ khoảng cách ở mọi tình huống. Nếu cha mẹ nói vọng với con từ tầng này qua tầng khác, phòng này qua phòng khác, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho trẻ trong việc hiểu những gì cha mẹ đang truyền tải và khiến sự phải hồi của con chậm hơn rất nhiều. Hãy để ý xem khoảng cách nào trẻ có thể nói chuyện được với mình, và thường xuyên ở gần trẻ để trẻ có thể cảm thấy sự hiện diện của cha mẹ xung quanh mình và sau đấy cố gằng truyền đạt thông tin cho trẻ một cách chậm rãi.
Chỉ cần thực hiện những điều trên, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thành ông trong việc giao tiếp với trẻ tự kỷ. Quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sẽ không còn gặp quá nhiều khó khăn nếu cha mẹ và con cái có thể hiểu được suy nghĩ, hành động của nhau.
Uyên
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.