Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng thuốc gây tê tủy sống và những điều cần biết

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ

Phương pháp gây tê tủy sống trong phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến. Dù hiếm gặp nhưng dị ứng thuốc gây tê, thuốc mê vẫn có thể xảy ra. Chỉ định điều trị của thuốc gây tê tủy sống trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc gây tê tủy sống cần lưu ý những điều gì? Bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin về thuốc gây tê tủy sống và cách phòng ngừa dị ứng thuốc gây tê tủy sống.

Gây tê tủy sống là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh qua tủy sống để phẫu thuật và giảm đau. Thuốc gây tê tủy sống là một loại thuốc gây tê cục bộ có thể gây đảo ngược và mất khả năng hấp thụ. Thuốc có tác dụng giảm đau (mất cảm giác đau) và tê liệt (mất sức mạnh cơ bắp) trên con đường thần kinh cụ thể (khối thần kinh).

Tuy nhiên, các thuốc sử dụng trong phương pháp này cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn khá nguy hiểm. Hiểu rõ dị ứng thuốc tê cũng như các tác dụng phụ của thuốc tê tủy sống có thể giúp bạn xử lý kịp thời nếu chẳng may gặp phải.

Những điều cần biết về gây tê tủy sống

Bằng cách tiêm thuốc tê vào trong dịch não tuỷ, thuốc tê sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh, các rễ thần kinh này không được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thần kinh và tiếp xúc với thuốc tê trong dịch não tuỷ. Gây tê tủy sống có ưu điểm là đơn giản, bắt đầu tác dụng nhanh, tỷ lệ thất bại thấp, liều thuốc tối thiểu và giãn cơ tuyệt vời, khiến nó trở thành kỹ thuật được lựa chọn cho cả sinh mổ tự chọn và mổ cấp cứu khi không đặt được catheter NMC hoạt động. Do đó, nó được sử dụng để:

  • Các phẫu thuật bên dưới rốn như phẫu thuật bộ phận sinh dục, thủ thuật sửa chữa sọ não hoặc phẫu thuật thực hiện trên chi dưới (chi dưới).  
  • Các ca phẫu thuật sinh mổ.

Dị ứng thuốc gây tê tủy sống 1

Gây tê tủy sống bằng cách tiêm thuốc tê vào dịch não tủy

Các loại thuốc gây tê cục bộ dùng trong gây tê tủy sống

Thuốc gây tê có tác dụng ức chế có hồi phục sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác của một vùng cơ thể tại nơi đưa thuốc như cảm giác đau, nóng, lạnh… Thuốc còn ức chế cả chức năng vận động nếu dùng liều cao.

Thuốc gây tê được dùng bằng hai cách là tiêm hoặc bôi trực tiếp vào nơi cần phong bế thần kinh. Cơ chế hoạt động của thuốc gồm 4 giai đoạn như sau:

  • Khuếch tán vào mô;
  • Thủy phân trong dịch gian bào;
  • Xâm nhập vào tế bào thần kinh;
  • Phát huy tác dụng.

Thuốc tê thường dùng trong gây tê tuỷ sống là bupivacaine, lidocaine, tetracaine... thông thường thuốc tê được pha với dung dịch muối để tạo ra dung dịch đẳng trương và thường là đẳng trọng. Dung dịch bupivacaine 0,5% là dung dịch có tỷ trọng hơi thấp, dung dịch lidocaine 2% là dung dịch có tỷ trọng hơi cao. Những dung dịch này thường được pha thêm dextrose 10% để tạo thành dung dịch có tỷ trọng > 1,008. Tỷ trọng thấp thường được tạo ra bằng cách hoà thuốc tê vào nước để tạo ra dung dịch có tỷ trọng < 0,9998.

Thuốc gây tê cục bộ tổng hợp có cấu trúc liên quan đến cocaine. Chúng khác với cocaine chủ yếu là ở chỗ nó không có khả năng bị lạm dụng và không hoạt  động trên hệ thống sympathoadrenergic, tức là không tạo ra tăng huyết áp hoặc co mạch máu cục bộ, với ngoại lệ của ropivacain và mepivacain mà tạo ra sự co mạch yếu. 

Bupivacaine hydrochloride

Bupivacaine là một loại thuốc gây tê cục bộ, ổn định màng tế bào thần kinh và ngăn chặn sự bắt đầu và truyền các xung thần kinh. Thuốc này rất mạnh, gấp bốn lần lignocaine, và có tác dụng khởi mê nhanh chóng với thời gian tác dụng kéo dài. Bupivacain thích hợp để phong bế ngoài màng cứng liên tục.

Ropivacaine hydrochloride

Ropivacaine cũng hoạt động theo cách tương tự như bupivacaine, ngoại trừ ropivacaine có cả tác dụng gây tê và giảm đau. Ở liều cao hơn, nó tạo ra gây mê phẫu thuật với khối vận động, trong khi ở liều thấp hơn, nó tạo ra khối cảm giác, bao gồm giảm đau, với ít khối vận động.  

Lignocaine hydrochloride  

Lignocaine có cùng cơ chế hoạt động gây mê của bupivacaine và ropivacaine. 

Các tai biến do thuốc gây tê tủy sống 

Các tai biến do thuốc gồm dị ứng, sốc phản vệ với thuốc tê và ngộ độc thuốc tê.

Dị ứng thuốc gây tê tủy sống 2

Gây tê tủy sống có thể gây sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê

Dấu hiệu dị ứng thuốc gây tê tủy sống

Các triệu chứng dị ứng thuốc gây tê tủy sống cũng tương tự như các phản ứng dị ứng khác, bao gồm:

  • Ngứa, phát ban, mề đay.
  • Sưng phù, đặc biệt là xung quanh mắt, môi hoặc toàn bộ khuôn mặt.
  • Khó thở, khò khè.
  • Tụt huyết áp nhẹ.
  • Ho.

Trong một số ít trường hợp, dị ứng thuốc gây tê tủy sống có thể dẫn đến sốc phản vệ. Tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Co thắt đường dẫn khí, khó thở.
  • Tụt huyết áp nghiêm trọng, rối loạn nhịp tim.
  • Chóng mặt.
  • Shock.
  • Suy hô hấp.
  • Tim ngừng đập.

Ngộ độc thuốc gây tê tủy sống

Tác dụng toàn thân xuất hiện khi thuốc hấp thu vào vòng tuần hoàn chung ở mức nồng độ thuốc trong máu cao. Biểu hiện lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau: Nhẹ là chóng mặt, choáng váng; nặng là co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn.

Khi sử dụng thuốc nếu có bất kì biểu hiện lạ, không bình thường cần trao đổi ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Dị ứng thuốc gây tê tủy sống 3

Cần liên hệ với bác sĩ ngay khi bị dị ứng thuốc gây tê tủy sống

Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc gây tê tủy sống?

Dị ứng, sốc phản vệ với thuốc tê

Ít gặp với các thuốc tê thế hệ mới.

Xử trí: Dừng sử dụng thuốc gây tê tủy sống. Sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ theo Bộ Y tế.

Ngộ độc thuốc tê

Do tiêm nhầm vào mạch máu.

Xử trí: Dừng sử dụng thuốc tê, chống co giật, cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn, truyền intralipid khi bị ngộ độc thuốc tê nhóm bupivacain và ropivacain.

Nhân viên y tế chống co giật bằng thiopental hoặc diazepam, kích thích tuần hoàn bằng các thuốc co mạch như ephedrin, nếu thất bại thay bằng thuốc vận mạch adrenalin. Đặt nội khí quản thở máy kiểm soát hô hấp. Sử dụng atropin khi xuất hiện chậm nhịp tim,... Trong trường hợp ngộ độc bupivacain có thể chỉ định dung dịch lipid truyền tĩnh mạch. Trong gây tê tủy sống, hạ huyết áp là tác dụng phụ hay gặp do thuốc phong bế mạnh hệ giao cảm.

Phòng ngừa nguy cơ dị ứng thuốc gây tê tủy sống

Bạn không thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với một số loại thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phản ứng hoặc tác dụng phụ của nhóm thuốc mê – thuốc tê.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ về:

  • Tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm của cá nhân.
  • Bất kỳ phản ứng dị ứng nào mà bạn đã từng gặp khi dùng thuốc gây mê – gây tê hoặc các loại thuốc khác, kể cả kháng sinh.
  • Bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn đã trải qua do thuốc gây mê hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Tiền sử của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn bị tăng thân nhiệt ác tính hoặc thiếu hụt pseudocholinesterase.

Thuốc gây tê tủy sống dùng đường tiêm cần được tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biểu hiện dị ứng do thuốc gây tê tủy sống đem đến.

Thu Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin