Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau một khoảng thời gian tạm yên ắng thì gần đây dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước nằm giáp ranh TP.HCM. Đây là những nơi cung cấp đến gần 50% lượng thịt heo cho TP.HCM và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Dịch tả lợn châu Phi đã lan tới Đồng Nai và Bình Phước, sát bên TP.HCM.
Sáng 10/5, tại cuộc họp về kinh tế - xã hội tháng 4, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm bày tỏ quan ngại khi dịch tả lợn châu Phi đã lan đến Đồng Nai, sát TP HCM. "Chiều qua thành phố đã họp khẩn với các sở ngành để giao nhiệm vụ cụ thể đối phó bệnh dịch", ông Liêm nói.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), ông Trần Ngọc Hổ cũng thông tin thêm rằng, kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở các tỉnh phía bắc thì TP.HCM đã có kế hoạch ứng phó cho 3 tình huống: dịch tả ở phía Bắc, ở các tỉnh giáp thành phố và dịch tả xuất hiện tại TP.HCM. Và hiện tại chúng ta đang vận hành cho tình huống thứ hai, khi dịch đang xuất hiện ở Trảng Bom, Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Bình Phước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, TP.HCM bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch tả lợn châu Phi. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 4.000 hộ chăn nuôi heo với số lượng gần 280.000 con. Trong đó có nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ lấy thức ăn thừa từ các nhà hàng, không được nấu chín, mà cho heo ăn nên có nguy cơ rất cao.
Cơ quan chức năng giám sát dịch tả lợn châu Phi tại một chợ đầu mối ở địa bàn TP.HCM.
Ngoài ra thành phố còn có 11 cơ sở giết mổ heo với khoảng 6.500 - 7.000 con bị giết mổ mỗi đêm. Và từ ngày 25/2 đến nay, các cơ sở này đã không còn tiếp nhận nguồn cung heo từ các tỉnh miền Bắc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh. Tuy nhiên, chúng ta còn chưa kể đến một lượng không nhỏ thịt heo từ miền Bắc hằng ngày “quá cảnh”, đi ngang thành phố và đưa về giết mổ ở các tỉnh miền Tây.
Hiện tại, TP.HCM thực hiện 3 giải pháp để đối phó với tình trạng này, đó chính là:
Ông Lê Thanh Liêm yêu cầu phải thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra bởi vẫn có tình trạng mổ lậu. Nếu quận huyện nào để xảy ra tình trạng này thì lãnh đạo là cá nhân phải chịu trách nhiệm. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đây là căn bệnh lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.
Cần hết sức cẩn trọng bởi dịch tả lợn châu Phi có khả năng lây lan nhanh và xảy đến ở mọi độ tuổi, mọi loại lợn.
Từ năm 2017 đến ngày 18/2 đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi với hơn một triệu con buộc phải tiêu hủy. Riêng tại Trung Quốc đã có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh, trong đó có nhiều ổ dịch xuất hiện ở tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới Việt Nam, với hơn 950.000 con heo đã bị tiêu hủy. Ngày 1/2, ổ dịch đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện ở Hưng Yên, sau đó lan nhanh ra 22 tỉnh, thành. Cho đến giữa tháng 4 thì Cục Thú y xác định dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được khống chế.
Nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng dịch bệnh hoành hành và để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, mọi người nên mua thịt tại các siêu thị, cửa hàng thịt uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thịt. Đồng thời nói không với thịt bẩn, không sử dụng thịt rẻ tiền, thịt nghi ngờ mắc bệnh.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.