Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết

Ngày 16/03/2024
Kích thước chữ

Có nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc gây ra tình trạng táo bón cho một người. Một số trong số này có thể dễ dàng được ngăn chặn bằng cách thay đổi thói quen và lối sống. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón, mời bạn đón đọc.

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất có thể gặp ở bất cứ ai. Thông thường, một người được coi là bị táo bón khi nhu động ruột thải ra một lượng nhỏ phân khô, cứng, thường ít hơn ba lần một tuần. Vậy đâu là nguyên nhân gây táo bón? Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết

Ít vận động

Những người tập thể dục thường xuyên thường ít bị táo bón hơn. Điều này là do tập thể dục giúp kích thích nhu động ruột, hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi tập thể dục máu lưu thông nhiều hơn đến các khối cơ khiến ruột co bóp nhiều hơn.

Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết 1
Lười vận động được xem là nguyên nhân gây táo bón hiện nay

Tác dụng phụ của các loại thuốc

Táo bón xảy ra là do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn gồm thuốc kháng axit có chứa nhôm, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần và thuốc an thần, muối bismuth, chất bổ sung sắt, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chống co giật.

Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể kéo dài tình trạng táo bón và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để giải quyết tình trạng này triệt để nhé.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng có chứa các hoạt chất giúp tăng nhu động, khối lượng và tần suất của phân, góp phần làm giảm táo bón tạm thời.

Đôi khi, những sản phẩm này có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chuột rút và tăng tình trạng táo bón, đặc biệt là khi không uống đủ nước.

Sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến việc hình thành thói quen, nghĩa là càng phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng, nguy cơ táo bón khi ngừng sử dụng càng cao.

Suy giáp

Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và gây ra vấn đề về đường ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến tình trạng táo bón do chất thải di chuyển qua ruột già chậm hơn.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp, có thể gây đau bụng, khó chịu, tiêu chảy và táo bón.

Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết 2
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn có thể gây táo bón

Trầm cảm

Sự xuất hiện của chứng trầm cảm thường dẫn đến nhiều thay đổi trong lối sống của bạn. Những người trầm cảm thường có xu hướng ở một chỗ, có thói quen ăn uống không cân đối và không điều độ, ăn ít chất xơ. Những thói quen này có thể gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Không đủ lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón.

Dư thừa canxi

Uống quá nhiều viên bổ sung canxi có thể làm giảm nhu động ruột khiến phân được giữ lại trong ruột lâu hơn và nước trong phân bị hấp thụ nhiều hơn. Kết quả, phân trở nên khô cứng, khó tống ra ngoài và gây ra táo bón. Thường thì, bạn không nhận ra nguyên nhân này cho đến khi gặp các triệu chứng của táo bón.

Lớn tuổi

Sau 65 tuổi, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, thời gian vận chuyển của ruột cũng chậm hơn. Điều này có nghĩa là để thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và được tiêu hóa đúng cách phải mất nhiều thời gian hơn do đó tình trạng táo bón sẽ xảy ra.

Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết 3
Người cao tuổi có nguy cơ mắc táo bón rất cao

Nhịn đi đại tiện

Do bận rộn công việc, tâm lý căng thẳng, lười vận động mà nhiều người đã phớt lờ cảm giác muốn đi vệ sinh.

Khi nhịn đi đại tiện, phân sẽ nằm lâu hơn trong ruột và được hấp thụ nước nhiều hơn dẫn tới táo bón, đi ngoài bị đau và thậm chí khiến phân tắc nghẽn hoàn toàn.

Không uống đủ nước

Không uống đủ nước có thể làm chậm quá trình bài tiết khiến phân tích tụ gây ra táo bón và theo thời gian làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh thói quen và lối sống có thể gây ra táo bón, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý, bao gồm:

  • Bà bầu: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số hormone thai kỳ, như progesterone được sản xuất nhiều hơn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nhu động ruột, dẫn đến nhiều phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu dễ bị táo bón.
  • Tắc nghẽn hậu môn hoặc trực tràng (như sa trực tràng, trĩ) có thể gây táo bón.
  • Thoát vị ổ bụng: Áp lực giảm xuống ổ bụng gây khó khăn cho việc di chuyển phân.
  • Rối loạn nội tiết: Bao gồm tiểu đường, suy giáp, suy tuyến yên.
  • Phẫu thuật phụ khoa hoặc ổ bụng: Các cơn đau hậu phẫu và việc sử dụng thuốc giảm đau thường chứa codeine có thể gây táo bón.
  • Bệnh lý hệ thần kinh trung ương: Bao gồm bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ,...
  • Khối u trực tràng: Gây trở ngại cho việc đào thải phân khiến bệnh nhân khó đi ngoài và đau khi rặn.

Táo bón kéo dài bao lâu?

Nếu táo bón kéo dài từ 3 tuần trở lên, hãy kiểm tra sức khỏe để đảm bảo tình trạng sức khoẻ. Ngoài ra, hãy gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn chưa bao giờ bị táo bón trước đây;
  • Bạn bị đau bụng;
  • Bạn nhận thấy máu lẫn trong phân;
  • Bạn bị tụt cân không rõ nguyên nhân.

Khi không được điều trị, táo bón có thể dẫn đến các biến chứng khó chịu như bệnh trĩ và sa trực tràng.

Điểm danh các nguyên nhân gây táo bón có thể bạn chưa biết 4
Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng táo bón kèo dài trên 3 tuần

Cách phòng ngừa táo bón thế nào?

Dưới đây là một số cách phòng ngừa táo bón được nhiều người áp dụng:

  • Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt nhất là trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Người bị táo bón nên ăn từ 18 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Bổ sung mận hoặc ngũ cốc nguyên cám trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh uống rượu và caffeine vì chúng có thể dẫn đến mất nước.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hãy cân nhắc bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống giống như những chất có trong sữa chua và kefir với các vi khuẩn sống hoạt động.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh hằng ngày.

Nguyên nhân gây táo bón là một vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể góp phần cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hiểu rõ nguyên nhân gây táo bón được xem là chìa khóa để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Và nếu tình trạng táo bón kéo dài, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và các phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin