Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhận diện được đâu là các dấu hiệu bong gân bàn chân giúp bạn xác định chính xác chấn thương mình đang mắc phải, từ đó có phác đồ điều trị đúng và hiệu quả nhất.
Bàn chân là cơ quan thường xuyên xảy ra chấn thương do phải gánh đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và phải cử động linh hoạt thường xuyên. Nếu bạn đang bị đau bàn chân và đang băn khoăn không biết mình có bị bong gân không thì hãy cùng điểm qua 4 dấu hiệu bong gân bàn chân thường gặp dưới đây nhé!
Đây là một trong những dấu hiệu bong gân bàn chân điển hình nhất, tất cả các trường hợp bong gân đều có chung tình trạng đau nhức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các dây chằng liên kết các khớp xương bàn chân bên trong bị giãn đột ngột, bị đứt một phần thậm chí đứt toàn bộ các dây chằng.
Mức độ đau nhức quyết định tình trạng bong gân có nghiêm trọng hay không. Thông thường, người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà và sẽ thuyên giảm tức thì sau khi được chườm lạnh. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và kéo dài thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Để phân biệt cơn đau nhức do bong gân với các chấn thương khác ở bàn chân, bạn hãy kiểm tra xem mình có bị đau dữ dội sau đó đau âm ỉ và đặc biệt đau nhức đi ấn vào vùng xương bàn chân, đau khi di chuyển thì đó chính là dấu hiệu của bong gân bàn chân.
Sau khoảng 2 – 4h bị bong gân, bàn chân của bạn nhất là phần mu bàn chân bắt đầu sưng đau. Mức độ sưng như thế nào tùy thuộc vào chấn thương của bạn ra sao và cách bạn sơ cứu sau bong gân như thế nào. Do đó, sau khi bị bong gân bạn cần nghỉ ngơi và sơ cứu ngay, tuyệt đối không chủ quan khiến tình trạng bong gân càng thêm nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Đây là dấu hiệu bong gân mu bàn chân giai đoạn sau cùng. Vết bầm tím xuất hiện sau khi các bộ phận như: dây chằng, gân, cơ,… bên trong bàn chân bị tổn thương và bắt đầu chảy máu bên trong. Các thành phần này ngấm tới da và biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng bầm tím bàn chân.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, có thể dùng đá lạnh chườm bàn chân, sử dụng gối kê bàn chân cao hơn tim khi nằm hoặc ngồi để giảm tích tụ máu và sưng viêm, bạn cũng nên kết hợp cùng các bài tập cho đôi chân nhanh khỏi.
Hiện tượng bong gân bàn chân khiến bạn sưng đau, bầm tím do đó gây cản trở đến việc đi lại, vận động cũng là điều dễ hiểu.
Khi bị bong gân, bạn sẽ rất khó khăn để nhấc được đôi chân, đi lại khập khiễng, mỗi bước chân đều khiến bạn đau đớn. Chính vì vậy, sau khi bị bong gân bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, không nên di chuyển, nếu bắt buộc phải di chuyển hãy nhờ sự hỗ trợ của người thân, dùng nạng hoặc dùng xe lăn chuyên dụng.
Thông thường, sau khoảng 2 – 3 ngày, bạn có thể nhẹ nhàng đi lại và luyện tập dần để thúc đẩy quá trình làm lành các dây chằng bị đứt bên trong bàn chân.
Bên cạnh việc tìm hiểu về các dấu hiệu bong gân bàn chân, bạn cũng có thể biết được chính xác mình có bị bong gân không thông qua các kĩ thuật chẩn đoán.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi bạn về nguyên nhân gây ra chấn thương, xảy ra khi bạn chơi thể thao hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, triệu chứng như thế nào. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ hỏi thêm về tiền sử bạn có mắc các bệnh về xương khớp không? Có thường xuyên bị bong gân hay bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân không?
Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng tay kiểm tra trực tiếp chấn thương bàn chân của bạn, ấn vào vị trí đau để cảm nhận vết thương. Cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một trong số các kĩ thuật như: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trong đó, chụp MRI sẽ cho thấy cả những vết đứt rất nhỏ của dây chằng, chụp X-quang và CT lại thiên về các tổn thương ở xương.
Dù nguyên nhân khiến bạn bị bong gân do đâu thì bạn cũng cần sơ cứu đúng cách. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc điều trị sau này, giúp bạn giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Khi bị bong gân, đầu tiên bạn cần cho đôi chân nghỉ ngơi và hạn chế tối đa cử động chân. Tiếp đó, bạn nên dùng đá lạnh để chườm chân để giảm bớt cơn đau. Sau cùng, bạn có thể dùng băng gạc cố định bàn chân, không để tổn thương lan rộng. Với các trường hợp nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà còn nếu vẫn đau dữ dội sau khi đã sơ cứu, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là các dấu hiệu bong gân bàn chân thường gặp và các thông tin cần thiết để việc điều trị bong gân được đúng chuẩn y khoa, cho hiệu quả cao nhất. Bạn cũng đừng quên xây dựng thói quen tốt cho đôi chân nói riêng, cho sức khỏe nói chung để bảo vệ bản thân tốt nhất ngay từ hôm nay nhé!
Lại Thảo
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...