Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mùa đông là thời điểm lễ hội ngập tràn và những dự án cuối năm. Đây cũng chính là thời điểm dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm thường gặp, như nhiễm lạnh và cảm cúm là ví dụ điển hình. Việc đảm bảo dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm thiết yếu và lối sống khoa học là yếu tố cần thiết để phòng bệnh hiệu quả và có sức khỏe vững vàng trước mùa đông.
Cảm lạnh là một tình trạng bệnh lý phổ biến thường gặp vào thời điểm cuối năm. Việc lựa chọn thực phẩm vào thời điểm này có vai trò quan trọng trong việc củng cố hàng rào miễn dịch cũng như dưỡng chất cần thiết. Nếu lựa chọn không phù hợp không những không cải thiện triệu chứng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hãy để bài viết dưới đây điểm mặt giúp bạn các loại thực phẩm khiến tình trạng cảm lạnh mùa đông thêm trầm trọng, giúp việc lựa chọn thực phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một trong những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng cảm lạnh mùa đông thêm trầm trọng có thể kể đến thực phẩm cay nóng. Tính cay và nóng có thể là tác nhân gây kích thích và gây ra một số phản ứng của cơ thể như hắt hơi, chảy nước mắt, khó chịu dạ dày, từ đó làm trầm trọng các triệu chứng nếu bạn đang bị viêm họng nặng.
Bên cạnh đó, dấu hiệu của bệnh cảm cúm có thể bị che lấp bởi các dấu hiệu khi ăn thực phẩm cay nóng mà nhiều người bỏ qua. Vì vậy khi đang mắc bệnh cảm cúm không nên ăn các thực phẩm cay nóng để vừa đảm bảo an toàn lại giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm chiên xào như khoai tây chiên, gà rán nên hạn chế khi đang cảm lạnh vào mùa đông bởi ăn các loại thực phẩm này có thể gây trầm trọng hóa và làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Trong các thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu có thể gây kích ứng cổ họng gây ngứa, và niêm mạc có thể bị tổn thương do tính chất giòn của thực phẩm chiên có thể tạo nên các bề mặt nhọn tác động lên lớp niêm mạc. Vậy nên trong thời điểm cảm lạnh mùa đông không nên ăn các thực phẩm chiên xào để vừa đảm bảo lợi ích sức khỏe mà không ảnh hưởng đến quá trình lành bệnh.
Các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo cũng là tác nhân có thể gây trầm trọng hóa tình trạng cảm lạnh. Theo một nghiên cứu năm 2021 đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America) cho thấy rằng việc dung nạp một lượng đường có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, đặc biệt là tác động đến quá trình chống lại tác nhân gây bệnh của bạch cầu, cũng như đường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus dễ dàng tấn công cơ thể.
Tuy vậy, việc lựa chọn loại thực phẩm chứa đường nào an toàn và hợp lý cũng quan trọng, bởi theo nghiên cứu năm 2023 trên Horticulturae, các loại đường từ trái cây có các hoạt tính sinh học cần thiết giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả. Đồ ngọt không hẳn xấu nhưng lựa chọn loại đồ ngọt an toàn và lành mạnh có nhiều ý nghĩa thiết thực.
Các thực phẩm nhiều muối như khoai tây, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp là một trong những loại thực phẩm nên tránh khi cảm lạnh vào mùa đông. Nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Cell Proliferation cho thấy dư lượng muối trong cơ thể có thể cản trở quá trình chiến đấu của bạch cầu đối với các tác nhân gây bệnh, và ảnh hưởng đến hiệu suất đáp ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, muối có thể gây mất nước, làm mất độ ẩm của mũi và làm cho bệnh thêm nghiêm trọng. Vậy nên cần kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cơ thể.
Cà phê là một loại thức uống được yêu thích đối với nhiều người nhưng lại là tác nhân có thể khiến tình trạng cảm lạnh mùa đông không thuyên giảm. Tiêu thụ cà phê gây lợi tiểu, tăng nguy cơ mất nước và làm chậm khả năng hồi phục sức khỏe, cũng như kéo dài thời gian các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Vậy nên các chế phẩm cà phê nên hạn chế dùng khi đang sốt hoặc mất nước nhiều do cúm để quá trình hồi phục sức khỏe được diễn ra nhanh chóng.
Sữa hay các sản phẩm như bơ sữa, phô mai có thể làm cho bệnh cảm cúm không những không thuyên giảm mà còn gây trầm trọng thêm, bởi sữa có thể làm tăng tiết và làm đặc dịch nhầy. Hơn thế nữa, trong sữa có chứa các nguyên tố thiết yếu như canxi chẳng hạn, có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh nếu đang có nhiễm khuẩn thứ phát đi kèm. Vì thế trong thời gian điều trị bệnh cảm lạnh không nên sử dụng sữa, đặc biệt là khi uống thuốc để hạn chế các tác dụng không mong muốn khác.
Rượu là một phần quan trọng trong dịp lễ hội cuối năm, tuy nhiên lại là tác nhân có thể khiến tình trạng cảm lạnh mùa đông thêm trầm trọng, bởi lẽ rượu có thể gây ảnh hưởng đến các đáp ứng miễn dịch của cơ thể, gây viêm và mất nước. Việc giữ nước cho cơ thể rất quan trọng, dịch nhầy mũi đóng vai trò giữ ẩm cũng như ngăn ngừa không cho các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt hơn, rượu có thể tương tác đến một số loại thuốc điều trị cảm đang sử dụng và gây ra những phản ứng nghiêm trọng. Vậy nên không nên sử dụng rượu để vừa an toàn cho sức khỏe lại giúp cho cơ thể hồi phục tốt hơn.
Việc điều trị và phòng ngừa bệnh vào mùa đông luôn là chủ điểm nóng và cảm lạnh là một minh chứng điển hình. Thông qua bài viết về các thực phẩm khiến tình trạng cảm lạnh mùa đông thêm trầm trọng phần nào đã giúp bạn nâng cao nhận biết về các loại thực phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch phòng ngừa cũng như điều trị bệnh thêm hiệu quả mà không còn bận tâm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.