Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những diễn biến biến bệnh tay chân miệng bạn nhất định phải biết

Ngày 01/09/2017
Kích thước chữ

Thời điểm giao mùa, đặc biệt là dịp tựu trường bệnh chân tay miệng sẽ phát triển mạnh và lây lan cực nhanh. Do đó các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu về

Thời điểm giao mùa, đặc biệt là dịp tựu trường bệnh chân tay miệng sẽ phát triển mạnh và lây lan cực nhanh. Do đó các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu về bệnh  cũng như diễn biến bệnh tay chân miệng để biết cách phòng ngừa, xử lý thời và chăm sóc đúng cách cho các bé, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4 Diễn biến bệnh tay chân miệng bạn cần biết

Diễn biến bệnh tay chân miệng-01
Diễn biến bệnh chân tay miệng được chia làm 4 giai đoạn chính.

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi, bệnh có ở tất cả các mùa trong năm và phát triển mạnh nhất vào các tháng giao mùa và tháng tựu trường. Diễn biến bệnh tay chân miệng được chia làm 4 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài 3-7 ngày, trong giai đoạn này trẻ hầu như chưa có triệu chứng bất thường nào.

+ Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 ngày. Lúc này bé đã bắt đầu có những biểu hiện bất thường báo hiệu nhiễm bệnh như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng kèm theo biếng ăn, một số trẻ có thể bị tiêu chảy.

+ Giai đoạn toàn phát: Khác với giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát thường kéo dài lâu hơn, thường là từ 3-10 ngày với các biểu hiện bệnh rõ rệt như: loét miệng, phát ban dạng phỏng nước và cũng có thể kèm theo sốt nhẹ và ôn ói. Đối với vết loét thì đặc điểm nhận dạng chính là các vết màu đỏ hay phỏng nước với đường kính khoảng 2-3mm, xuất hiện ở vùng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi khiến bé biếng ăn, bỏ bú. Riêng các nốt ban thì tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối.

+ Giai đoạn lui bệnh: Đây là giai đoạn mà trẻ em bị bệnh tay chân miệng sẽ dần có những dấu hiệu hồi phục và thường cần từ 3-5 ngày.

Cách xử trí bệnh chân tay miệng bạn cần biết

Diễn biến bệnh tay chân miệng-02
Mẹ nên chú ý kết hợp chế độ chăm sóc

Khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng điều bạn cần làm ngay là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ quyết định để bé nhập viên điều trị hoặc điều trị kết hợp chăm sóc tại nhà. Trong quá trình điều trị chăm sóc các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi các diễn biến bệnh thông qua các biểu hiện cơ thể của bé, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng trở nặng bạn cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý và chuyển hướng điều trị phù hợp.

Ngoài điều trị bạn cũng cần kết hợp chăm sóc nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Các bạn cũng cần chú ý cung cấp các bữa ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các mẹ cũng cần chú ý chỉ nên bổ sung các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nên hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn cứng hoặc cay nóng để tránh gây đau rát ở trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bé hằng ngày, tuyệt đối không kiêng tắm.

Trên đây là những diễn biến bệnh tay chân miệng cũng như lời khuyên chăm sóc trẻ, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các bậc cha mẹ chăm sóc bé tốt nhất.

 Xuân Phương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin