Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều người thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế lây nhiễm, nguy cơ và cách phòng tránh tay chân miệng hiệu quả.
Tay chân miệng là bệnh do virus Enterovirus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, chiếm trên 90% tổng số ca mắc. Điều mà nhiều người muốn biết là trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không? Người lớn khi chăm sóc trẻ cần làm gì để phòng ngừa lây nhiễm? Trong bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cơ chế và nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng cho người lớn.
Trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không? Câu trả lời là có, bệnh tay chân miệng có thể lây sang người lớn, mặc dù tỷ lệ mắc ở người lớn thấp hơn so với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus Enterovirus, chủ yếu do hai chủng EV71 và Coxsackievirus A16 gây ra. Độ tuổi bị tay chân miệng thường gặp là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhưng người lớn vẫn có thể mắc bệnh. Theo Cục Y tế Dự phòng, tỷ lệ người lớn mắc tay chân miệng chiếm khoảng 5 - 10% tổng số ca bệnh.
Như vậy, trẻ bị tay chân miệng hoàn toàn có thể lây cho người lớn không. Đặc biệt, nguy cơ lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Phụ huynh, người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non, bảo mẫu, nhân viên y tế, bác sĩ nhi khoa, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy giảm,... là những nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn cả. Vì người lớn thường có ý thức vệ sinh cá nhân tốt, nên nếu bị lây tay chân miệng từ trẻ em, khả năng làm lây lan dịch bệnh cho người khác cũng thấp hơn.
Bệnh tay chân miệng lây từ trẻ em sang người lớn như thế nào?
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan khi người lớn tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ trẻ mắc bệnh như nước bọt, dịch mũi hoặc dịch từ các mụn nước. Khi chăm sóc trẻ, các hành động như ôm hôn, lau mặt, thay tã, hoặc chạm vào da trẻ mà không rửa tay sạch có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể. Nếu người lớn chạm vào những vùng da bị tổn thương hoặc mụn nước của trẻ rồi vô tình đưa tay lên mặt, nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong phân của trẻ. Nó sẽ lây sang người lớn nếu sau khi thay tã hoặc dọn dẹp vệ sinh cho trẻ họ không rửa tay kỹ càng. Ngoài ra, việc sử dụng chung bát đũa, cốc nước hoặc ăn thức ăn đã bị nhiễm virus cũng là một con đường lây bệnh phổ biến.
Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào nữa? Khi trẻ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus có thể phát tán vào không khí dưới dạng giọt bắn và dễ dàng lây sang người lớn nếu họ đứng gần. Đặc biệt, trong môi trường kín như trong gia đình, lớp học, virus có thể lơ lửng trong không khí và bám vào bề mặt xung quanh. Nếu người lớn hít phải những giọt bắn này hoặc vô tình chạm vào bề mặt rồi đưa tay lên mặt, nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Virus tay chân miệng có thể tồn tại nhiều giờ đến vài ngày trên các bề mặt như đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa, điện thoại, quần áo... Khi trẻ mắc bệnh chạm vào đồ vật và để lại virus. Người lớn nếu tiếp xúc với những vật dụng này và sau đó đưa tay lên mặt có thể bị nhiễm bệnh. Dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng hoặc quần áo với trẻ cũng làm virus lây lan.
Mặc dù tỷ lệ lây bệnh từ trẻ sang người lớn không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không phòng ngừa đúng cách. Dưới đây là những việc người lớn nên làm để giảm nguy cơ lây nhiễm virus tay chân miệng.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cách quan trọng nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Theo Bộ Y tế, rửa tay đúng cách giúp giảm tới 50% nguy cơ nhiễm virus. Đặc biệt, người lớn cần rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh, thay tã hoặc chạm vào bề mặt có nguy cơ nhiễm virus. Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng cũng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Môi trường sống sạch sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của virus. Virus tay chân miệng có thể tồn tại trên bề mặt đồ chơi, bàn ghế trong nhiều giờ. Nó còn có thể tồn tại trong phân của người bệnh lên đến vài tuần sau khi các triệu chứng đã chấm dứt. Vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày là biện pháp cần thiết để phòng ngừa lây bệnh. Các loại dung dịch khử khuẩn chứa cồn hoặc chlorine giúp tiêu diệt virus hiệu quả.
Để phòng bệnh tay chân miệng, chúng ta cần chủ động nâng cao miễn dịch cơ thể. Tăng cường miễn dịch cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin C, kẽm giúp tăng sức đề kháng. Nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục cũng giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Người lớn tiếp xúc với trẻ bệnh cần theo dõi triệu chứng trong 3 - 7 ngày. Hạn chế tiếp xúc gần, tránh ôm hôn và không dùng chung đồ cá nhân giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Nếu xuất hiện triệu chứng như sốt, đau họng hoặc phát ban, cần đi khám để được chẩn đoán sớm và có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không? Câu trả lời là có. Dù nguy cơ lây nhiễm ở người lớn thấp, nhưng vẫn cần cảnh giác. Rửa tay thường xuyên, vệ sinh môi trường sống và tăng cường miễn dịch giúp giảm nguy cơ lây tay chân miệng khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh. Người lớn chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình là cách hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.