Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Thủy
Mặc định
Lớn hơn
Axit uric là một hợp chất tự nhiên được cơ thể tạo ra khi phân hủy purin – một chất có trong nhiều loại thực phẩm và tế bào. Nồng độ axit uric trong máu cần được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Khi axit uric giảm, cơ thể có thể trải qua một số thay đổi. Vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi axit uric giảm?
Axit uric là một trong những hợp chất quan trọng của cơ thể, đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa và đào thải. Hầu hết mọi người đều biết rằng nồng độ axit uric cao có thể dẫn đến các vấn đề như bệnh gút hoặc sỏi thận. Nhưng ít ai quan tâm đến điều gì xảy ra với cơ thể khi axit uric giảm xuống mức thấp. Liệu có tốt cho sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu những tác động của việc giảm axit uric đối với cơ thể trong bài viết dưới đây.
Nồng độ axit uric tăng cao là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh gút. Khi axit uric tích tụ trong cơ thể, chúng có thể kết tinh thành các tinh thể urat sodium và lắng đọng tại các khớp, dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy và gây đau đớn dữ dội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, khi nồng độ axit uric trong máu giảm xuống mức ổn định, nguy cơ hình thành tinh thể urat cũng giảm đi đáng kể. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm giảm tần suất tái phát cơn đau ở những người đã mắc bệnh.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến khớp và thận, nồng độ axit uric cao trong cơ thể còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ axit uric cao có liên quan đến tình trạng huyết áp cao, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh tim.
Bên cạnh đó, axit uric cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa đường huyết, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, việc duy trì axit uric ở mức ổn định không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Nồng độ axit uric cao không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn gây tác động tiêu cực đến chức năng thận. Khi axit uric tích tụ quá mức, nó có thể tạo thành sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu và làm suy giảm chức năng lọc của thận. Về lâu dài có thể khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc thậm chí suy thận.
Việc kiểm soát nồng độ axit uric trong giới hạn hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả hơn và duy trì sức khỏe hệ bài tiết.
Mặc dù việc giảm axit uric có nhiều lợi ích nhưng trong một số trường hợp, cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng khó chịu. Một số người có thể gặp tình trạng chóng mặt, mệt mỏi hoặc cảm thấy khó chịu khi mức axit uric thay đổi đột ngột. Những triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể tự thuyên giảm sau một thời gian. Nhưng nếu kéo dài hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Dù axit uric cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nhưng nó vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, việc điều chỉnh nồng độ axit uric cần được thực hiện một cách cân bằng và có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến axit uric, việc thăm khám và tư vấn y khoa kịp thời sẽ giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn, tránh được các biến chứng không mong muốn.
Việc giảm axit uric có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến nồng độ axit uric cao như gút hay sỏi thận. Nhưng nếu mức axit uric giảm quá thấp có thể gây ra một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, thay vì chỉ tập trung vào việc giảm axit uric, hãy duy trì sự cân bằng phù hợp để đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến nồng độ axit uric, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.