Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Mức cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa

25/04/2025
Kích thước chữ

Gout là bệnh lý viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ tinh thể urat. Một trong những yếu tố cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gout chính là tình trạng tăng nồng độ acid uric trong máu. Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Đây là câu hỏi quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh và chủ động điều chỉnh lối sống để phòng ngừa hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức chỉ số acid uric nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Chỉ số acid uric trong máu là một yếu tố quan trọng giúp xác định nguy cơ mắc bệnh gout. Gout xảy ra khi mức acid uric trong cơ thể vượt quá mức bình thường, gây ra sự tích tụ tinh thể urat trong các khớp, gây tắc nghẽn và viêm khớp dẫn đến bệnh gout. Vậy chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Là một vấn đề đáng lo ngại. Và việc kiểm tra chỉ số acid uric định kỳ để nhận biết dấu hiệu của bệnh gout từ sớm là điều vô cùng quan trọng.

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?

Việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout hoặc đâu là mức nguy hiểm cần theo dõi. Dưới đây là các mức độ của chỉ số acid uric.

Mức độ bình thường

Chỉ số acid uric ở mức độ bình thường là một yếu tố quan trọng giúp cơ thể duy trì cân bằng chuyển hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Ở mức độ này, nồng độ acid uric trong máu được xem là bình thường và an toàn.

  • Nam giới: Thường dưới 7.0 mg/dL (420 µmol/L).
  • Nữ giới: Thường dưới 6.0 mg/dL (360 µmol/L).
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Mức cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa 1
Kiểm tra định kỳ để theo dõi chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout 

Mức độ tăng nhẹ

Khi chỉ số acid uric ở mức độ tăng nhẹ, có thể chưa cảm nhận được triệu chứng rõ ràng nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ hình thành gout nếu không kiểm soát kịp thời. Ở mức độ này, nồng độ acid uric trong máu cao hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể urat và lắng đọng ở các khớp, mô dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh gout. Nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống để giúp kiểm soát nồng độ acid uric.

  • Nam giới: Thường từ 7.0 đến 8.0 mg/dL (420 đến 480 µmol/L).
  • Nữ giới: Thường từ 6.0 đến 7.0 mg/dL (360 đến 420 µmol/L).

Mức độ trung bình

Ở mức độ này, có thể xuất hiện một vài dấu hiệu của những cơn gout cấp với tần suất tăng cao khi chỉ số acid uric cao.

  • Nam giới: Thường từ 8,2 - 10 mg/dL (480 - 580 μmol/lít)
  • Nữ giới: Thường từ 7,2 - 8,2 mg/dL (420 - 480 μmol/lít)

Mức độ tăng cao

Khi nồng độ acid uric đạt đến mức này, đây là mức nguy hiểm vì nguy cơ hình thành tinh thể urat và phát triển bệnh gout trở nên đáng kể.

  • Nam giới: Thường trên 9.0 mg/dL (535 µmol/L).
  • Nữ giới: Thường trên 8.0 mg/dL (475 µmol/L).

Những người có mức acid uric cao kéo dài, có nhiều khả năng trải qua các cơn gout cấp và phát triển các biến chứng lâu dài của bệnh gout, chẳng hạn như hạt tophi (các cục u cứng chứa tinh thể urat) làm tổn thương khớp mạn tính.

Lưu ý: Các mức độ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc đánh giá và đưa ra kết luận về tình trạng acid uric và nguy cơ mắc bệnh gout cần được thực hiện bởi bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm và tiền sử bệnh của từng cá nhân.

Triệu chứng của bệnh gout

Sau khi biết được chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, đây mới chỉ là bước đầu trong việc phòng tránh và kiểm soát căn bệnh này. Điều quan trọng là việc nhận diện các dấu hiệu ban đầu để kịp thời xử lý trước khi gout gây ra những cơn đau dữ dội hoặc biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh gout:

  • Đau khớp đột ngột và dữ dội: Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp gối, cổ chân, bàn chân hoặc cổ tay. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và đau dữ dội trong 4 - 12 giờ đầu sau khi khởi phát.
  • Sưng và đỏ: Khớp bị ảnh hưởng sưng to, đỏ, nóng rát và rất nhạy cảm khi chạm vào.
  • Giảm sự vận động của khớp: Khớp bị đau và sưng gây khó khăn trong việc di chuyển và cử động do ảnh hưởng của các khớp.
  • Cơn gout tái phát: Sau cơn gout cấp, triệu chứng có thể biến mất, nhưng bệnh có thể tái phát nếu không điều trị. Các cơn gout sau khi tái phát có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến khớp.
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Mức cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa 2
Sưng đỏ gây đau nhức ở các khớp là triệu chứng phổ biến của bệnh gout

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ quá mức acid uric trong máu. Khi chỉ số acid uric vượt ngưỡng an toàn, cơ thể không thể đào thải hết qua thận, khiến các tinh thể urat hình thành dẫn đến việc tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, nhất là trong các khớp xương. Tình trạng này sẽ khiến các khớp xương bị viêm nhiễm, đau nhức khó chịu và từ đó gây nên bệnh gout.

Ngoài ra, bệnh gout có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho hàm lượng acid uric tăng và không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.

Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gout:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật,...
  • Có các bệnh lý về thận sẽ làm giảm chức năng đào thải của thận khiến cơ thể tích tụ acid uric ngày càng tăng.
  • Bệnh lý nền: Người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
  • Thừa cân, mắc bệnh béo phì: Người thừa cân có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa và tăng acid uric máu.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,…
  • Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh gout. Tỷ lệ nam mắc bệnh sẽ cao hơn nữ và thường ở độ tuổi 30 - 60 tuổi.
  • Sử dụng chất kích thích và uống bia rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Mức cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa 3
Thừa cân nguyên nhân làm tăng chỉ số acid uric trong máu 

Cách phòng ngừa bệnh

Phòng ngừa bệnh gout trở thành bước quan trọng để giảm nguy cơ tái phát và bảo vệ sức khỏe khớp lâu dài. Việc thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp duy trì mức acid uric trong cơ thể ở mức an toàn, từ đó ngăn ngừa các cơn đau gout và các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

  • Hạn chế thực phẩm giàu purin: Hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và bia rượu, vì đây là nguyên nhân chính khiến acid uric trong máu tăng cao. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm ít purin để giảm nguy cơ mắc gout.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 - 2.5 lít) giúp thận hoạt động tốt hơn và đào thải acid uric hiệu quả hơn, giảm nguy cơ hình thành tinh thể urat trong khớp.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng: Thừa cân sẽ làm tăng mức độ acid uric trong máu, vì vậy việc duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp cải thiện chuyển hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe.
  • Hạn chế bia và rượu: Theo như nghiên cứu chứng minh rằng rượu có thể làm tăng acid uric, bia có hàm lượng purin cao và làm giảm khả năng đào thải acid uric. Vì vậy, việc giảm hoặc tránh các loại đồ uống này là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Xét nghiệm chỉ số acid uric định kỳ: Đối với những người có tiền sử gia đình mắc gout hoặc đã có chỉ số acid uric cao, việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Điều trị các bệnh nền: Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao hay bệnh thận cần chú ý điều trị đúng cách để giảm nguy cơ mắc gout. Sự kết hợp của các yếu tố này có thể làm gia tăng chỉ số acid uric trong máu.
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Mức cảnh báo nguy hiểm và cách phòng ngừa 4
Uống đủ nước giúp thận đào thải và hạn chế nguy cơ tăng chỉ số acid uric gây bệnh 

Tìm hiểu chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh gout. Khi mức acid uric trong máu vượt quá ngưỡng an toàn, nguy cơ mắc bệnh gout tăng cao. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị gout hiệu quả bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, duy trì cân nặng lý tưởng và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. Việc kiểm soát chỉ số acid uric và phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau dữ dội và biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin