Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều hòa kinh nguyệt bằng 8 cách đơn giản mà hiệu quả không ngờ

Ngày 14/09/2022
Kích thước chữ

Phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vậy, những biện pháp điều hòa kinh nguyệt nào hiệu quả để phụ nữ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn?

Để tìm ra giải pháp xử lý các triệu chứng kinh nguyệt bất thường và giúp điều hòa kinh nguyệt, bạn cần phải biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Dưới đây là 8 giải pháp dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

Điều hòa kinh nguyệt là gì?

Điều hòa kinh nguyệt là giải pháp cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giúp đưa kinh nguyệt từ trạng thái không ổn định trở lại trạng thái bình thường. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều nên sẽ có các biện pháp giúp điều hòa kinh nguyệt khác nhau tùy từng trường hợp. Phổ biến là sử dụng liệu pháp tự nhiên, thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc điều kinh... Trong đó, biện pháp thường được áp dụng là sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt.

Cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà 

Tập yoga

Điều hòa kinh nguyệt bằng 8 cách đơn giản mà hiệu quả không ngờ 1 Yoga giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và giảm cơn đau bụng kinh

Theo nhiều nghiên cứu, yoga có tác dụng giảm cơn đau bụng kinh và cảm giác khó chịu trong kỳ hành kinh mà nguyên nhân có thể do trầm cảm và lo âu. Phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát sẽ gặp những cơn đau dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Để giúp điều hòa hormone và điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể sắp xếp thời gian tập luyện yoga từ 35 – 40 phút mỗi ngày với khoảng 5 lần/tuần. Ngoài ra, yoga cũng làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.

Giải tỏa bằng thiền định

Do sự căng thẳng có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng kinh nguyệt không đều nên bạn cần giảm căng thẳng để chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn hơn. Và thiền định chính là cách giảm căng thẳng đơn giản mà hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu chứng minh thiền có thể ngăn chặn những phản ứng tiêu cực xảy ra do căng thẳng. Bạn có thể làm theo những gợi ý về cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà tại nhà sau đây:

  • Ở một nơi yên tĩnh.
  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng tay chân, cơ thể.
  • Hít thở thật sâu.
  • Tập trung vào hơi thở.
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh.
  • Loại bỏ mọi suy nghĩ buồn phiền. 

Lúc mới tập luyện, để quen dần, bạn hãy thử thiền trong một vài phút và dần dần tăng thời gian lên mỗi ngày.

Giữ cân nặng phù hợp

Cân nặng có thể ảnh hưởng đến mức độ điều hòa của kinh nguyệt. Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì thường trải qua kỳ kinh nguyệt bất thường, ra nhiều kinh nguyệt hơn và có cảm giác đau bụng hơn so với những người có cân nặng khỏe mạnh theo chỉ số BMI. Nguyên nhân là do tác động của các tế bào mỡ đến hormone và insulin. Trường hợp nhẹ cân cũng làm kinh nguyệt không đều.

Do đó, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng cách duy trì cân nặng là rất quan trọng.

Do đó, bạn hãy thường xuyên tập luyện và áp dụng chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý.

Điều hòa kinh nguyệt bằng 8 cách đơn giản mà hiệu quả không ngờ 2 Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố giảm cân để kinh nguyệt đều hơn

Uống trà gừng, giảm đau bụng

Nếu bạn đang băn khoăn không biết uống gì để điều hòa kinh nguyệt thì hãy uống trà gừng nhé.

Từ lâu gừng là một nguyên liệu tự nhiên phổ biến được áp dụng để điều kinh tự nhiên, làm giảm lượng máu ra nhiều trong kỳ hành kinh. Bạn nên uống trà gừng trong vòng 3 – 4 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, giảm cảm giác khó chịu và những triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.

Quế hạn chế ra nhiều máu

Theo quan niệm Đông y, quế là vị thuốc có tính ấm nên cũng có tác dụng điều trị hiệu quả đối với nhiều vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Nguyên liệu này giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế ra nhiều máu kinh và giảm triệu chứng nôn mửa do cơn đau bụng kinh nguyên phát. Có nhiều cách dùng quế như uống trà quế, rắc quế vào thức ăn hay nhai quế thường xuyên.

Điều hòa kinh nguyệt bằng dứa

Dứa là một nguyên liệu có tác dụng điều trị hiệu quả các vấn đề về kinh nguyệt. Loại trái cây này chứa thành phần bromelain, một loại enzyme có thể làm mềm niêm mạc tử cung. Thành phần Bromelain cũng có chức năng giảm đau, kháng viêm và thư giãn cơ bắp, giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút và đau đầu. 

Điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D

Theo các chuyên gia sức khỏe, vitamin D có thể được dùng để điều hòa kinh nguyệt. Bổ sung vitamin D bằng cách dùng sữa hay các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc… Ngoài ra, phơi nắng cũng là cách giúp tăng cường vitamin D hoặc dùng các chất bổ sung vitamin D khác. Ngoài vitamin D, bạn cũng có thể dùng thêm vitamin B, có nhiều trong các thực phẩm như nấm, bông cải xanh, dâu tây, bắp, các loại hải sản…

Điều hòa kinh nguyệt bằng 8 cách đơn giản mà hiệu quả không ngờ 3 Ngũ cốc, sữa giàu vitamin D được xem là thuốc điều trị kinh nguyệt

Ăn sữa chua vào ngày kinh nguyệt

Bạn nên ăn nhiều sữa chua trong những ngày hành kinh vì trong sữa chua không chỉ chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa mà còn giảm đau bụng kinh khó chịu do sữa chua chứa hàm lượng canxi cao.

Tuy nhiên, sữa chua chứa axit arachidonic có thể góp phần gây ra chứng chuột rút, do đó bạn không nên ăn quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn tối đa hai hộp sữa chua mỗi ngày để tránh gặp tác dụng phụ, khiến bạn càng khó chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất, thời điểm để ăn sữa chua là khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn và không nên ăn lúc bụng đói.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc tân dược

Các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt hiện đang được nhiều chị em lựa chọn gồm thuốc chứa metformin và thuốc kết hợp estrogen với progesterone như progestatif, estrogen.

Lợi ích của những loại thuốc này là cân bằng nội tiết tố, giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt như giảm rong kinh, đau bụng kinh, giúp kinh ra đều đặn và lượng kinh ổn định.

Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng và lưu ý những điều sau: 

  • Người bệnh không tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể dùng sai liều lượng hoặc gặp dị ứng với thành phần của thuốc. Cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc.
  • Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chán ăn, viêm nhiễm âm đạo… nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. 
  • Không nên lạm dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt dù có hiệu quả cao vì có thể dẫn tới những nguy hại cho sức khỏe. Hơn nữa, lạm dụng thuốc có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe như teo buồng trứng, rối loạn nội tiết tố, rong kinh, thậm chí bị vô sinh. 
  • Không dùng thuốc đúng cách có thể bị mang thai ngoài tử cung hoặc rối loạn di chuyển trứng. Nếu không phát hiện sớm để điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ. 
  • Nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc hoặc có ý định mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai. 
  • Không nên sử dụng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt đối với những trường hợp mắc một số loại bệnh như huyết áp cao, viêm gan, bệnh tim mạch hoặc nghi ngờ mang thai, nghi ngờ ung thư, mắc chứng đau nửa đầu…

Bên trên là các cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà rất hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt là cách để đảm bảo sức khoẻ sinh sản. Nếu gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít, ra nhiều hay vón cục,... cách điều hoà kinh nguyệt trên sẽ rất hữu ích với bạn.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.