Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chốc lở có khả năng lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị, tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, vẫn tồn tại các bài thuốc Đông y có khả năng thuyên giảm tình trạng. Vậy điều trị chốc lở bằng Đông y có được không?
Bệnh chốc lở gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm có thể làm lây lan, nhiễm trùng nặng và để lại sẹo mất thẩm mỹ trên vùng da bị tổn thương. Bệnh có thể tự khỏi sau 10 - 14 ngày nếu được điều trị đúng cách. Dưới đây, là một số cách điều trị chốc lở bằng Đông y có được không?
Chốc lở là một bệnh ngoài da, đã có từ rất lâu. Tên của bệnh được đặt theo khả năng tấn công và lây nhiễm mạnh mẽ của vi khuẩn gây bệnh. Chốc lở xuất hiện trên các vùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus xâm nhập và dẫn đến nhiễm trùng da.
Các vết lở trên da có khả năng lây lan và có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, kể cả miệng, bàn tay, bàn chân,... Sự nhiễm trùng có thể bắt đầu từ những vết cắt nhỏ, vết côn trùng đốt,... với những biểu hiện đặc trưng với những nốt mụn mủ, bọng nước. Các mụn này rất dễ vỡ, làm chảy dịch và để lại vết vàng mật ong trên da.
Chốc lở có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ em từ 2 - 5 tuổi. Trong đó, nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện theo do vi khuẩn phát triển mạnh ở thời tiết nóng ẩm. Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa thu và mùa hạ.
Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chốc lở trên da. Ngoài ra, liên cầu nhóm A Streptococcus cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Các vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức da thông qua các vết xước, nứt da, côn trùng đốt hoặc phát ban. Sau đó, vi khuẩn bắt đầu phát triển, sinh sôi và gây nhiễm trùng da, hình thành chốc lở.
Bệnh có khả năng lây lan cho những người khác. Con đường lây nhiễm chủ yếu là khi chạm tay vào vết chốc của người bệnh, sử dụng chung hay chạm vào các vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng như khăn tắm, quần áo, chăn đệm,...
Điều trị chốc lở có nhiều phương pháp với các loại thuốc từ Tây y như thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống với các kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều kháng sinh làm mọi người kiêng dè. Do đó với những bệnh này, nhiều người hường sẽ tìm đến phương pháp Đông y, dân gian từ người xưa.
Bạch hoa xà hay còn gọi là cây đuôi công. Đây là một trong những cây thuốc dân gian được biết đến với nhiều với tác dụng trị bệnh, mà phần hữu hiệu nhất chính là lá của cây bạch hoa xà.
Nghiên cứu cho thấy trong lá cây bạch hoa xà chứa hơn 171 hợp chất khác nhau, trong đó nhiều nhất là ridoid, flavonoid, hay phenolic acid. Qua thử nghiệm lâm sàng những chất này đều thể hiện đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Từ đó, các chất phối hợp với nhau có thể chống lại sự phát triển của tụ cầu khuẩn - tác nhân chính gây bệnh chốc lở.
Chuẩn bị: Lá cây bạch hoa xà tươi.
Cách thực hiện: Đem lá cây bạch hoa xà tươi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối để khử trùng, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Tiếp theo, lấy lá giã nát rồi đắp trực tiếp lên khu vực da bị tổn thương 2 lần/ ngày. Trong quá trình đắp thuốc nếu thấy nóng thì rửa sạch ngay.
Ít ai biết được hạt bưởi cũng là vị thuốc Đông y đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, do đó thường bỏ đi. Hạt bưởi được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y với công dụng chữa táo bón, tiểu đường, máu nhiễm mở, viêm loét dạ dày tá tràng và nhất là điều trị chốc lở trên da ở trẻ em và người lớn.
Theo một số báo cáo khoa học được công bố, chiết xuất từ hạt bưởi chứa các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm.
Chuẩn bị: Hạt bưởi.
Cách thực hiện: Hạt bưởi đã được bóc sạch lớp vỏ cứng màu trắng bên ngoài. Sau đó, đem đốt cháy thành than rồi tán nhuyễn và cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Khi sử dụng, lấy một ít bột rắc lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây sài đất cũng là một trong những vị thuốc Đông y, được dùng làm thuốc chữa bệnh rôm sảy, chốc lở cũng như các vấn đề về da liễu khác. Cây sài đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm tấy ngoài da.
Chuẩn bị: 1 nắm lá sài đất.
Cách thực hiện: Đem lá sài đất rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước. Đun sôi kỹ trong khoảng 10 phút, vớt bỏ bã, pha thêm với một ít nước sạch cho nguội bớt.
Sử dụng nước này để vệ sinh vùng da bị chốc lở mỗi ngày 2 - 3 lần hoặc dùng để tắm gội giúp ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng da khác, cũng như làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
Cây mao lương hoa vàng được mệnh danh là cây dùng trong rất nhiều bài thuốc với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh chốc lở. Khi phân tích thành phần của cây mao lương hoa vàng có chứa nhiều berberin. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, sát trùng, giảm lở loét trên da. Đồng thời, cải thiện hệ miễn dịch, giúp làn da khỏe có khả năng chống lại vi khuẩn gây chốc lở.
Chuẩn bị: 1 muỗng bột mao lương hoa vàng.
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu đã được chuẩn bị vào ấm, đổ nước sôi vào rồi đập nắp ấm trong vòng 15 phút. Rồi rót uống nhiều lần như uống nước trà. Nếu không uống, người bệnh có thể dùng trà mao lương hoa vàng rửa sạch vùng da bị chốc lở, giúp làm dịu vùng da, giảm tổn thương.
Lá đào thường được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh về chốc lở. Vì có khả năng làm giảm đau nhức, sưng, sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương. Khi thực hiện bài thuốc với lá đào, các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Chuẩn bị: Một ít lá đào tươi.
Cách thực hiện: Dùng một ít lá đào đã chuẩn bị nấu với 2 - 3 lít nước. Sau đó dùng nước này để tắm rửa hàng ngày. Khi thực hiện tắm với lá đào, nên tắm lại một lần nữa với nước sạch để loại bỏ hết chất cặn cũng như tinh bột từ lá đào bám dính trên da.
Khi sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị chốc lở, mọi người nên lưu ý:
Những thông tin trong bài viết hy vọng giúp mọi người nắm được một số kiến thức điều trị chốc lở bằng Đông y. Tùy vào tình trạng da, cơ địa của từng người mà áp dụng bài thuốc phù hợp. Nếu có bất kỳ vấn đề xảy ra, mọi người nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được can thiệp càng sớm càng tốt nhé.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.