Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị cúm B như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B

Ngày 10/12/2022
Kích thước chữ

Virus cúm B là chủng gây bệnh viêm đường hô hấp phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Hẳn nhiều bạn thắc mắc điều trị cúm B như thế nào? Cũng như cách phòng ngừa cúm B hiệu quả là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh cúm B thường có triệu chứng giống cơn cảm lạnh với các triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ho đờm… Người bệnh khi chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, bệnh nguy hiểm hơn với những đối tượng nhạy cảm như người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và người già, trẻ em. Vậy cần điều trị cúm B sao cho hiệu quả?

Tổng quan về virus cúm B

Chủng cúm B

Dịch cúm B có nguồn gốc từ virus cúm B với khả năng lây lan từ người sang người mà không lây truyền qua động vật khác. Triệu chứng của bệnh cúm thường nhẹ và không điển hình trong thời kỳ ủ bệnh và giai đoạn bệnh nhẹ.

Tuy không gây dịch và nguy hiểm như virus cúm A, dịch cúm B có thể tiến triển và gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh cũng nguy hiểm hơn ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và người già.

Virus cúm B được chia làm hai loại phổ biến bao gồm dịch cúm B loại Victoria và loại Yamagata. Hiện nay, chủng Yamagata đang ngày càng phổ biến, thay thế cho loại Victoria. Tuy nhiên, hai loại virus cúm B có thể thay phiên gây bệnh theo chu kỳ năm hoặc phát triển theo từng khu vực địa lý phù hợp.

Điều trị cúm B như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B 1 Bệnh cúm B có khả năng lây lan cao tạo thành dịch cúm

Triệu chứng bệnh

Đầu tiên, thời gian ủ bệnh cúm B khá ngắn, trong khoảng 1 đến 3 ngày. Sau đó, bệnh khởi phát trong khoảng 3 đến 5 ngày với triệu chứng không điển hình như:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 41 độ.
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Ho đờm hoặc ho khan.
  • Đau rát họng, khàn cổ.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Ớn lạnh, đau nhức cơ thể.
  • Buồn nôn, đau bụng.

Các triệu chứng trong thời kỳ khởi phát bệnh thường nhẹ và dễ bị nhầm với cơn cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, đây là giai đoạn lây lan mạnh mẽ khi virus cơ thể lây bệnh thông qua dịch tiết, giọt bắn nước bọt, nước mũi và tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Điều trị cúm B như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B 2 Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng thường gặp của bệnh cúm B

Nếu người bệnh chủ quan, triệu chứng có thể nặng dần và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp hay viêm phổi bội nhiễm. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Điều này không chỉ giúp người bệnh mau khỏi mà còn ngăn ổ dịch hình thành và lan rộng.

Đối tượng dễ gặp biến chứng cúm B

Đối với người khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, bệnh có thể biểu hiện nhẹ nhàng và tự khỏi sau vài ngày tới một tuần. Ngược lại, những đối tượng dễ bị lây bệnh cũng như có nguy cơ gặp biến chứng nặng của bệnh, bao gồm:

  • Phụ nữ trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ mới sinh đẻ.
  • Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân điều trị ung thư, người mắc HIV…
  • Người có bệnh nền mãn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Trẻ em dưới 5 tuổi 
  • Người già trên 65 tuổi.

Với những đối tượng nhạy cảm với dịch bệnh, người thân cần lưu ý các triệu chứng và đưa người bệnh đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh sớm.

Phác đồ điều trị cúm B

Điều trị đặc hiệu

Bệnh gây ra bởi virus cúm B và các loại virus cúm khác hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu riêng. Tuy nhiên, thông qua thăm khám và chẩn bệnh, bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ phối hợp thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cúm B là thuốc Oseltamivir và thuốc Zanamivir. Với thuốc Oseltamivir có thể sử dụng với người lớn và trẻ em với liều lượng như sau:

  • Người trưởng thành: Sử dụng 75mg x 2 lần/ngày, trong khoảng 5 đến 7 ngày.

Trẻ em từ 1 đến 13 tuổi cần tính toán liều lượng theo trọng lượng của cơ thể.

  • Trẻ dưới 15kg: Sử dụng 30mg x 2 lần/ ngày, trong 5 - 7 ngày.
  • Trẻ từ 16 đến 23kg: Sử dụng 45mg x 2 lần/ngày, trong 5 đến 7 ngày.
  • Từ 24 đến 40kg: Sử dụng 60mg x 2 lần/ngày, trong 5 đến 7 ngày.

Với thuốc Zanamivir thường dùng liều từ 300 - 600mg x 1 lần/ngày, trong 5 - 7 ngày. Tái khám bác sĩ sau một tuần sử dụng thuốc theo đơn để đánh giá hiệu quả thuốc cũng như mục tiêu điều trị.

Điều trị cúm B như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B 3 Điều trị cúm B hiện chưa có phác đồ thuốc đặc hiệu

Điều trị triệu chứng bệnh

  • Bù nước và điện giải nếu bệnh nhân sốt lâu ngày, tránh tình trạng rối loạn kiềm toan.
  • Hạ sốt, giảm đau nhức với Paracetamol.
  • Sử dụng thuốc vận mạch như thuốc Noradrenalin hay Dopamin khi huyết động bệnh nhân không ổn định.
  • Nếu có biểu hiện suy đa phủ tạng cần điều trị phác đồ suy đa tạng phù hợp do bác sĩ chỉ định.

Điều trị biến chứng

  • Bội nhiễm vi khuẩn: Kê đơn và sử dụng kháng sinh dựa trên kết quả nuôi cấy kháng sinh đồ.
  • Suy hô hấp: Cung cấp oxy thông qua máy thở với mặt nạ hoặc gọng kính. Đồng thời, thông khí hút đờm dịch thường xuyên, dẫn lưu màng phổi tối thiểu nếu có tình trạng tràn khí màng phổi.

Tiêu chuẩn ra viện đối với bệnh nhân bị cúm là hết sốt trong 7 ngày. Ngoài ra, kết quả thăm dò hình ảnh bằng phương pháp chụp X quang ngực thẳng cho kết quả bình thường. Đồng thời, kết quả CR VR cúm âm tính.

Phòng tránh dịch cúm B

Cúm là bệnh truyền nhiễm, dễ phát triển thành dịch theo chu kỳ mùa. Vì vậy, cần chủ động phòng chống cúm mùa với những cách sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang ở nơi công cộng đông người.
  • Nếu hắt hơi hay ho cần che miệng và mũi.
  • Rửa tay, vệ sinh mũi, họng, hầu thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. Nâng cao sức đề kháng, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.
  • Phát hiện sớm, cách ly người bệnh khỏi cộng đồng để hạn chế lây lan bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc cúm hay người bị nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Nếu có triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi cần tới khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
  • Tiêm phòng vaccine phòng cúm định kỳ theo mùa dịch.
Điều trị cúm B như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa cúm B 4 Người dân cần chủ động phòng tránh dịch cúm mùa

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về phương pháp điều trị cúm B cũng như các phòng tránh dịch cúm mùa. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Bệnh cúm B là bệnh hô hấp phổ biến, đặc biệt trong thời gian giao mùa dễ tạo thành dịch cúm B. Vì vậy, ngoài điều trị bệnh dứt điểm, người dân cần chủ động phòng tránh bệnh, tránh tạo thành dịch cúm B.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm