Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những trường hợp khám sau đó được uống thuốc tại nhà được gọi là điều trị ngoại trú. Vậy điều trị ngoại trú là gì và trường hợp nào được điều trị ngoại trú là vấn đề nhiều người chưa hiểu rõ.
Điều trị ngoại trú mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ sở y tế và người bệnh. Phương thức này giúp cơ sở y tế giảm quá tải, giúp người bệnh giảm bớt chi phí điều trị và có thể tiếp tục công việc hàng ngày. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều trị ngoại trú là gì.
Điều trị nội trú và điều trị ngoại trú là hai hình thức khác nhau của điều trị do bác sĩ lọc bệnh quyết định, thường là bác sĩ phòng khám hoặc phòng cấp cứu. Bệnh nhân điều trị nội trú cần phải nằm viện còn điều trị ngoại trú thì không. Là bệnh nhân nội trú, bạn được điều trị, chăm sóc y tế, sinh hoạt và có chỗ ở trong bệnh viện. Chăm sóc bệnh nhân nội trú thường giải quyết các bệnh nghiêm trọng, tình trạng bệnh cần theo dõi sát, điều trị lặp lại hoặc liên tục và thời gian để hồi phục.
Vậy điều trị ngoại trú là gì? Đây là những bệnh nhân được chăm sóc tại khoa cấp cứu hoặc khoa điều trị trong ngày và sau đó về, không cần phải nhập viện hoặc bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở tương tự để chẩn đoán, điều trị hoặc làm thủ thuật và sau đó cho ra về. Trong một số trường hợp, chăm sóc ngoại trú có thể bao gồm thời gian nằm viện qua một đêm. Ví dụ, bệnh nhân ngoại trú trong phòng cấp cứu có thể được yêu cầu ở lại qua đêm để quan sát. Tuy nhiên, nếu không có yêu cầu của bác sĩ tiếp nhận bạn là bệnh nhân nội trú, bạn vẫn được chăm sóc ngoại trú. Nói chung, nếu việc tư vấn hoặc điều trị không yêu cầu nhập viện thì bạn là bệnh nhân ngoại trú.
Thông thường, các trường hợp bạn đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra hoặc chăm sóc sau điều trị sẽ thuộc diện chăm sóc ngoại trú. Bạn có thể không đến bệnh viện để điều trị ngoại trú mà đến phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện ở các nước trên thế giới cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ngoại trú toàn diện và có khoa ngoại trú cụ thể cho mục đích này.
Bạn cũng có thể được phân loại là bệnh nhân ngoại trú nếu bạn đến bệnh viện để điều trị cấp cứu nhưng ra về ngay trong ngày mà không được chính thức nhập viện. Thường gặp trong trường hợp mắc các bệnh nhẹ chưa cần nằm viện như rối loạn tiêu hóa, nhiễm siêu vi, viêm hô hấp trên, viêm họng, viêm amidan...
Có sự khác biệt giữa chi phí chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Tình trạng nặng nhẹ của bệnh nhân ảnh hưởng đến số tiền bạn phải trả cho các dịch vụ của bệnh viện. Chăm sóc bệnh nhân nội trú thường có chi phí cao hơn chăm sóc ngoại trú, ngay cả đối với cùng một dịch vụ, vì nó bao gồm chi phí cơ sở vật chất vượt quá chi phí điều trị và các khoản bảo hiểm y tế không thanh toán. Tình trạng bệnh nhân nội trú và ngoại trú của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến cách bảo hiểm chi trả cho việc điều trị.
Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú rẻ hơn vì chi phí thường chỉ bao gồm chi phí cho bác sĩ, xét nghiệm bạn cần thực hiện và thuốc điều trị. Khi bạn nhập viện với tư cách là bệnh nhân nội trú, các yếu tố như việc sử dụng cơ sở vật chất và bất kỳ thiết bị nào cần thiết để theo dõi sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc bệnh nhân ngoại trú. Nếu bạn là bệnh nhân nội trú, chi phí y tế sẽ tiếp tục tăng cho mỗi đêm bạn phải ở lại trong bệnh viện, bệnh viện tư nhân thường tính phí theo ngày hoặc theo lần lưu trú. Tuy nhiên, chi phí tự chi trả của bạn sẽ phụ thuộc vào phần trăm thanh toán của bảo hiểm y tế cho bạn. Sự sẵn có của giường và xếp hạng, loại bệnh viện bạn đang điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí. Hiện nay các bệnh viện, phòng khám tư nhân đã áp dụng bảo hiểm y tế cho bệnh nhân. Nó có thể bảo vệ bạn trước những khoản chi phí lớn trong trường hợp bạn cần chăm sóc bệnh nhân nội trú.
Khi điều trị ngoại trú, bạn sẽ được bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc, theo dõi quá trình điều trị, giúp hạn chế được tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc phương thức điều trị, đổi phương pháp điều trị kịp thời. Điều trị nội trú khiến người bệnh yên tâm, giúp giảm thiểu những tai biến không đáng có. Không phải bất cứ ai cũng có thể được yêu cầu điều trị nội trú tại cơ sở y tế, mà căn cứ vào các phác đồ chẩn đoán và điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành phân loại bệnh, phân độ và xem xét liệu bạn có chỉ định nhập viện hay không.
Điều trị ngoại trú thường được hiểu là bệnh nhân được bác sĩ cho thuốc theo toa, hướng dẫn chăm sóc và theo dõi tại nhà sau khi được thăm khám tại cơ sở y tế. Khi điều trị tại nhà, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như lợi dặn của bác sĩ để tránh những sự cố không mong muốn. Một số những biến cố có thể xảy ra như uống thuốc quá liều, dùng thuốc sai hướng dẫn, dị ứng với thuốc, không phát hiện ra tình trạng của bệnh nhân đang nặng lên và cần được thăm khám lại. Ngày nay, để hạn chế những trường hợp như vậy người bệnh có thể được hẹn tái khám sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày hoặc 5-7 ngày tùy theo mức độ và khả năng diễn tiến của bệnh đó.
Nếu bạn lo lắng về bệnh hoặc nhà xa và muốn được ở lại theo dõi sức khỏe, thì có thể yêu cầu bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bạn lưu lại phòng cấp cứu hoặc khoa khám và điều trị trong ngày một vài giờ nhằm theo dõi, xem xét các dấu hiệu nguy hiểm nếu có. Điều này không những trấn an người bệnh, mà còn giúp tăng tính an toàn trong điều trị ngoại trú.
Điều trị ngoại trú là một phương thức được áp dụng cho nhóm bệnh nhân bệnh không nặng đến mức phải nhập viện. Hình thức này giúp bệnh nhân tiếp tục điều trị tại nhà và không ảnh hưởng nhiều đến công việc và học tập. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được điều trị ngoại trú là gì để có thể giúp mình có kiến thức khi đi khám bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.