Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tạng can là gì? Chức năng và các bệnh về tạng can thường gặp

Ngày 17/06/2024
Kích thước chữ

Trong Đông y có học thuyết tạng phủ nghiên cứu các vấn đề về lục phủ ngũ tạng (6 phủ và 5 tạng) trong cơ thể con người. Trong đó, tạng can là một trong 5 tạng của cơ thể. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về tạng can, chức năng cũng như các vấn đề bệnh lý thường gặp ở tạng này.

Trong cơ thể con người có “ngũ tạng” bao gồm: Tạng can, tạng tỳ, tạng phế, tạng thận, tạng tâm. Trong đó, tạng can chủ về gan, đảm nhận những chức năng nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tạng can đảm nhận chức năng gì trong cơ thể? Mối quan hệ của tạng can với các tạng phủ khác? Các bệnh về tạng can trong Đông y là gì?

Học thuyết tạng phủ là gì? Tạng can là gì?

Học thuyết Tạng phủ là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Phân loại theo chức năng sinh lý, tạng trong cơ thể con người 3 phần gồm: Tạng (chỉ nội tạng), phủ (chỉ cơ quan bên ngoài) và phủ kỳ hằng (chỉ các cơ quan cần duy trì ổn định). Trong học thuyết này, “tạng” chỉ những cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể. Còn “phủ” chỉ các hiện tượng mà các tạng hoạt động và biểu hiện ra bên ngoài trong cả trường hợp sinh lý và bệnh lý.

Tạng can là gì? Chức năng của tạng can và các bệnh về tạng can thường gặp 1
Trong học thuyết tạng phủ, tạng can thuộc hành mộc

Theo học thuyết tạng phủ, lục phủ gồm: Đởm (mật), vị (dạ dày), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái). Ngũ tạng gồm: Tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật). Tạng can là một tạng thuộc hành mộc, chủ tàng huyết, sơ tiết, khai khiếu ra mắt và chủ cân. Đường kinh mạch của tạng can đi qua âm bộ, đến bụng dưới và phân bổ ở hai bên mạng sườn rồi đi lên đỉnh đầu. Trong Y học hiện đại, tạng can chính là gan.

Tạng can có chức năng gì?

Mỗi tạng trong cơ thể đều có vai trò nhất định, giúp cơ thể có thể khỏe mạnh, thực hiện được mọi chức năng, hoạt động sống một cách bình thường. Tạng can đảm nhận nhiều chức năng trong cơ thể. Dưới đây là một số chức năng chính của tạng can:

  • Tạng can “chủ sơ tiết” tức là giúp khí của các tạng khác được vận hành thông suốt, dễ dàng.
  • Can “chủ tàng huyết” tức là có chức năng lưu trữ, điều tiết huyết dịch trong cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, nhu cầu về huyết dịch của cơ thể giảm thấp thì huyết sẽ được lưu trữ trong can. Khi cơ thể hoạt động, tạng can lại điều tiết huyết dịch, cung cấp huyết kịp thời cho cơ thể.
  • Can “chủ về mưu lự”, tức là điều hòa tâm trạng, suy nghĩ.
  • Một số chức năng khác của can như: Can tàng hồn, can chứa tướng hỏa, can thông phong khí, can là gốc của bại cực…
Tạng can là gì? Chức năng của tạng can và các bệnh về tạng can thường gặp 2
Tạng can trong Đông y chính là gan trong Y học hiện đại

Bệnh của tạng can trong Đông y

Tạng can cũng có thể mắc bệnh khi chúng ta không chú trọng chế độ ăn uống, sinh hoạt và do nhiều yếu tố khác. Khi mắc bệnh của can, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thực - hư - nhiệt - hàn. Cụ thể là:

  • Thực: Triệu chứng nôn ra nước chua, mạch huyền, đau cạnh mạn sườn lan đến bụng dưới.
  • Hư: Triệu chứng chóng mặt, đau đầu, quáng gà, mắt khô, móng khô, da mặt vàng ải, rụng tóc, co cân mạch.
  • Nhiệt: Miệng đắng, khát nước, sưng mắt, có giật, run, đau cạnh sườn, đau sinh dục ngoài.
  • Hàn: Đau bụng dưới, mạch trầm huyền, nôn ra đờm dãi.

Có rất nhiều bệnh liên quan đến tạng can. Các bệnh thường gặp của tạng can trong Đông Y như:

  • Tạng can chủ sơ tiết, sơ tiết kém sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và tình chí với các biểu hiện là: Tính nóng nảy, hay cáu gắt, đau mạng sườn, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, kém ăn, tiêu chảy.
  • Can rối loạn chức năng tàng huyết khiến can huyết ứ gây đau như bị đâm, có khối đầy dưới sườn, can huyết hư với triệu chứng môi nhợt mặt vàng, rụng tóc, chóng mặt, tê bì tay chân, người gầy gò…
  • Bệnh ở can khiến người bệnh hay suy nghĩ, lo lắng, sức chịu đựng kém, mất ngủ, hay mệt mỏi, dễ hoảng sợ…
Tạng can là gì? Chức năng của tạng can và các bệnh về tạng can thường gặp 3
Các bệnh của tạng can ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe

Mối liên hệ của tạng can với cơ quan khác

Ngoài các chức năng riêng, tạng can cũng có mối liên hệ nhất định với các cơ quan, tạng phủ khác. Khi can bệnh cũng sẽ có những triệu chứng biểu hiện ra ngoài các cơ quan khác như:

  • Can khai khiếu ra mắt tác là khi âm huyết hư sẽ gây triệu chứng khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, quáng gà. Can hỏa khiến mắt bị sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt.
  • Can chủ cân (khớp, cơ, gân) nên có thể giúp cơ thể di chuyển một cách linh hoạt. Can huyết đầy đủ nuôi dưỡng cân mạch, tăng cường chức năng vận động của cơ thể. Can huyết hư khiến cân không được nuôi dưỡng gây teo cơ, tê bại, co quắp chân tay, cứng khớp, run rẩy chân tay, đầu gối co duỗi khó khăn.
  • Tạng can chi phối mạch nhâm, mạch xung. Can là thiên tiên của nữ giới. Vì vậy, các bệnh liên quan đến hệ sinh dục của nữ giới hầu hết đều thuộc về tạng can.
Tạng can là gì? Chức năng của tạng can và các bệnh về tạng can thường gặp 4
Tạng can có mối liên hệ với các cơ quan và tạng phủ khác nên cần giữ tạng can luôn khỏe mạnh

Mối liên hệ của tạng can với các tạng phủ khác

Ngoài ra, can tương sinh với tâm thận, tương khắc với tỳ phế, biểu lý với đởm. Khi can có vấn để, có thể xuất hiện các triệu chứng ở các tạng phủ như:

  • Can biểu lý với đởm: Đởm thuộc hành hỏa, hỏa nghịch gây đau đầu, chóng mặt, miệng đắng, khô họng, mắt đỏ, hoàng đản. Hỏa suy gây nôn mửa, lợm giọng, nuốt chua. Đởm hư gây hoảng sợ, không yên. Theo đường tuần hành kinh đởm, can bệnh sẽ khiến hai tai nóng hoặc điếc tai đột ngột, đau một bên mạng sườn hay một bên đầu.
  • Can tương sinh với tâm thận: Khi can khí nhiễm tâm, can khí xung tâm dẫn đến triệu chứng nhiệt quyết, tâm thống, ngực nhiều khí đoản.
  • Can tương khắc với tỳ phế: Khi can khí thịnh sẽ khắc chế tạng tỳ dẫn đến các triệu chứng của tỳ vị. Can khí hư cũng sẽ gây triệu chứng chướng bụng, chán ăn.

Tóm lại, tạng can là một trong ngũ tạng của cơ thể con người. Tạng can có mối liên hệ với các cơ quan, bộ phận và các tạng phủ khác trong cơ thể. Các bệnh của tạng can có thể biểu hiện ở các cơ quan khác và bệnh ở tạng can cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các tạng phủ khác. Vì vậy, cần đảm bảo tạng can luôn khỏe mạnh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đông y có rất nhiều bài thuốc tốt cho tạng can. Ngoài duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, sử dụng các bài thuốc tốt cho can theo chỉ định của thầy thuốc cũng là cách để bạn nâng cao sức khỏe tạng can. 

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin