Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao như thế nào?

Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ

Xuất huyết tiêu hóa cao là một cấp cứu nội ngoại khoa phổ biến có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị xuất huyết tiêu hóa cao? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp trong bài viết chia sẻ này nhé!

Xuất huyết tiêu hóa cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời, xuất huyết tiêu hóa cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa cao cần được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ có trình độ chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết.

Xuất huyết tiêu hóa cao là bệnh gì?

Xuất huyết tiêu hóa cao được định nghĩa là xuất huyết xuất phát từ thực quản, dạ dày và tá tràng. Xuất huyết tiêu hóa cao xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều biến chứng và tử vong.

dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-cao-nhu-the-nao 1.jpeg
Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết xuất phát từ thực quản, dạ dày và tá tràng

Nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa cao là do viêm dạ dày, tổn thương loét dạ dày và tổn thương mạch máu do loét tá tràng. Xuất huyết do viêm loét dạ dày chiếm 80% của xuất huyết tiêu hóa cao. Chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 20% ​​các trường hợp loét dạ dày và tá tràng.

Có hai cơ chế có thể giải thích tình trạng chảy máu:

  • Chảy máu do viêm dạ dày và tá tràng thường nhẹ và tự khỏi.
  • Tổn thương ổ loét dẫn đến thủng mạch máu dạ dày và tá tràng.

Nguyên nhân nào gây xuất huyết tiêu hóa cao?

Loét dạ dày, tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa cao

Loét dạ dày tá tràng là một ổ thiếu hụt trên thành dạ dày hoặc tá tràng, xuyên vào lớp cơ niêm đến các lớp sâu hơn. Chảy máu loét tá tràng là một biến chứng thường gặp, nguy hiểm cho người bệnh và tốn kém chi phí điều trị. Hầu hết chảy máu thường tự ngừng và hiếm khi tái phát khi nằm viện, nhưng một nhóm có nguy cơ tái phát cao và cần điều trị nội soi. Nếu nội soi thất bại, cần phải can thiệp mạch máu hoặc phẫu thuật.

Xuất huyết đường tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, khi nội soi có vết loét ở dạ dày hoặc hành tá tràng, mức độ chảy máu khác nhau: Chảy máu thành tia hoặc rỉ dịch, mạch máu lộ ra ngoài, có vệt máu đen trên nền của ổ loét. Nội soi can thiệp chỉ được thực hiện nếu máu tiếp tục chảy hoặc vừa mới ngừng chảy, hoặc nếu có nguy cơ chảy máu tái phát.

dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-cao-nhu-the-nao 2.jpeg
Loét dạ dày, tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa cao

Điều trị các biến chứng thường gặp hiện nay bao gồm sử dụng sớm thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch, điều trị diệt vi khuẩn H. pylori, kiểm soát chảy máu qua nội soi và điều chỉnh các chỉ định và phương pháp phẫu thuật hiện có trước đây.

Chảy máu loét tá tràng thường gặp nhất ở bệnh nhân lớn tuổi, trong đó 60% ở độ tuổi 60 và 20% ở độ tuổi 80 và có liên quan đến việc sử dụng aspirin và clopidogrel hoặc kháng viêm không steroid ở người già trong điều trị dự phòng bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não hoặc viêm khớp.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây xuất huyết tiêu hóa cao

Nguyên nhân chính gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa là xơ gan, bao gồm: Viêm gan siêu vi, xơ gan tự miễn, xơ gan do rượu, xơ gan mật nguyên phát…, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn tĩnh mạch thực quản. Vỡ tĩnh mạch thực quản hay tĩnh mạch phình vị thường dẫn đến chảy máu nghiêm trọng do bệnh gan và rối loạn đông máu.

Xuất huyết tiêu hóa cao do các nguyên nhân khác ít gặp

  • Hội chứng Mallory–Weiss.
  • Viêm loét trợt dạ dày.
  • Viêm loét trợt thực quản.
  • Tổn thương Dieulafoy.
  • Dị sản mạch máu của dạ dày.
  • Viêm dạ dày cấp do tâm trạng căng thẳng, stress.
dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-cao-nhu-the-nao 3.jpg
Xuất huyết tiêu hóa cao do viêm dạ dày cấp

Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao như thế nào?

Khi xuất hiện triệu chứng xuất huyết tiêu hóa cao, người bệnh cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời, phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng bệnh và kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

  • Chăm sóc cơ bản: Cho người bệnh nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, không dùng gối, động viên người bệnh, nếu xuất huyết nặng và có triệu chứng sốc thì cho người bệnh thở oxy, đặt ống thông dạ dày tá tràng để hút máu đông trong dạ dày…
  • Theo dõi tình trạng và tính chất nôn, tính chất phân, mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt...
  • Khi bệnh nhân hết nôn ra máu có thể cho người bệnh ăn cháo, súp, sữa...
  • Theo dõi việc bệnh nhận sử dụng thuốc và phản ứng của cơ thể sau khi dùng thuốc.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng xuất huyết tiêu hóa cao và cách điều trị bệnh phù hợp. Xuất huyết tiêu hóa cao xảy ra do nhiều nguyên nhân, gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Vì vậy, ngay khi bạn có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Biến chứng xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.