Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dinh dưỡng cơ thể thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư?

Ngày 12/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mỗi liệu pháp điều trị bệnh ung thư đều khiến bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng lúc này đóng vai trò cung cấp năng lượng, phục hồi và giúp bệnh nhân vượt qua và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Nhu cầu dinh dưỡng cơ thể thay đổi rất nhiều sau mỗi đợt điều trị ung thư. Đáp ứng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng đối với sức khoẻ những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư. 

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sau phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư là phương pháp loại bỏ một phần hoặc tất cả cơ quan nào đó của cơ thể, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của bệnh nhân từ đó cơ thể dễ xuất hiện các vấn đề dinh dưỡng.

Sau phẫu thuật cơ thể bệnh nhân cần được bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất để làm lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. 

Phẫu thuật có thể xuất hiện các vấn đề dinh dưỡng như sau:

  • Phẫu thuật đầu và cổ gây ra vấn đề về: Nhai, nuốt, nếm, ngửi, tiết nước bọt.
  • Phẫu thuật thực quản, dạ dày, ruột gây cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đa phần bệnh nhân sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật thường đau, mệt mỏi có thể bị mất cảm giác ngon miệng, chán ăn. Để cải thiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần lưu ý một số gợi ý sau:

  • Tránh sử dụng đồ uống có hơi (như soda) và các loại đậu, bông cải xanh, bắp cải, ớt xanh, củ cải, dưa chuột.
  • Tăng lượng calo trong thực phẩm hoặc sử dụng thêm thực phẩm bổ sung nhiều calo và protein.
  • Lựa chọn thực phẩm giàu protein và năng lượng như trứng, pho mát, sữa, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt, gia cầm, cá giúp tăng cường dinh dưỡng và thúc đẩy lành vết thương như: 

Ngoài ra, nếu khó khăn khi nhai nuốt bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ chỉ định các liệu pháp dinh dưỡng dành cho người bệnh sau phẫu thuật như:

  • Sử dụng đồ uống bổ sung dinh dưỡng.
  • Bổ sung dưỡng chất qua đường ruột (ăn lỏng qua sonde (xông, ống thông) dạ dày hoặc ruột).
  • Truyền dưỡng chất qua đường tĩnh mạch (qua ống catheter thông vào máu).
  • Cân nhắc sử dụng thuốc kích thích sự thèm ăn.
Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sau hóa trị

Hóa trị ảnh hưởng tới tất các tế bào trên cơ thể, những tế bào khỏe mạnh và bình thường vẫn ảnh hưởng do phát triển và phân chia nhanh như các tế bào niêm mạc miệng, đường tiêu hóa và các nang tóc.

Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ như chán ăn, viêm loét miệng, thay đổi vị giác, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và táo bón.

Bệnh nhân chịu tác dụng phụ do hóa trị có thể không ăn uống bình thường và có đủ dưỡng chất cần thiết để tạo thêm (phục hồi) các tế bào máu giữa các đợt điều trị. Tuân thủ liệu pháp dinh dưỡng nhằm mục tiêu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bệnh nhân phục hồi sức khoẻ, giảm các tác dụng phụ. Liệu pháp dinh dưỡng có thể bao gồm:

  • Bổ sung thức uống dinh dưỡng giữa các bữa ăn.
  • Dinh dưỡng qua đường ruột (bằng sonde).
  • Thay đổi chế độ ăn như ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Bệnh nhân chịu tác dụng phụ do hóa trị Hóa trị bệnh nhân ung thư

Nhu cầu dinh dưỡng sau thực hiện xạ trị

Xạ trị bất kỳ vị trí nào của hệ thống tiêu hóa đều có thể gây ảnh hưởng đến nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể. Một số ảnh hưởng thường gặp:

Xạ trị vùng đầu, cổ: Mất cảm giác ngon miệng, thay đổi vị giác, đau khi nuốt, khô miệng hoặc nước bọt quánh đặc, đau loét miệng và nướu răng, hẹp phần trên thực quản, có thể gây sặc, khó thở và khó nuốt.

Xạ trị vùng ngực: Nhiễm trùng thực quản, khó nuốt, trào ngược thực quản (dịch từ dạ dày chảy ngược lên thực quản).

Xạ trị vùng bụng hoặc khung chậu: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, viêm ruột hoặc trực tràng, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột.

Xạ trị cũng có thể gây mệt mỏi và chán ăn.

Liệu pháp dinh dưỡng cung cấp đủ chất đạm và năng lượng, ngăn ngừa sút cân, giúp lành thương giảm thiểu được những vấn đề dinh dưỡng do xạ trị như:

  • Dùng thức uống bổ sung dinh dưỡng giữa các bữa ăn.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua đường ruột (qua sonde).
  • Thay đổi chế độ ăn như ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Bệnh nhân nhận xạ trị liều cao để chuẩn bị ghép tủy xương có thể gặp nhiều vấn đề về dinh dưỡng và nên có thêm tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Dinh dưỡng sau thực hiện các liệu pháp sinh học

Sau thực hiện các liệu pháp sinh học tùy vào mỗi bệnh nhân và tùy theo loại tác nhân sinh học mà xuất hiện các tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, đa số các vấn đề dinh dưỡng thường gặp bao gồm: Sốt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi.

Các tác dụng phụ của liệu pháp này có thể gây ra giảm cân và suy dinh dưỡng nếu không được điều trị. Để có một sức khỏe tốt, bệnh nhân cần được tư vấn thực hiện liệu pháp dinh dưỡng để giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện các tác dụng phụ do điều trị, ngăn ngừa giảm cân và duy trì sức khỏe thể trạng.

Liệu pháp sinh học điều trị ung thư Liệu pháp sinh học điều trị ung thư

Cấy ghép tế bào gốc và dinh dưỡng

Bệnh nhân thực hiện cấy ghép tế bào gốc sau đó cần rất nhiều nguồn đạm và năng lượng để phục hồi sau điều trị, ngăn ngừa sút cân, chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe.  Động viên người bệnh cố gắng tuân thủ liệu pháp dinh dưỡng dưới đây giúp người bệnh nhanh chóng phục hổi:

  • Chế độ dinh dưỡng chỉ gồm thực phẩm nấu chín và chế biến kỹ, vì rau sống và trái cây tươi có thể chứa vi khuẩn có hại.
  • Hướng dẫn xử lý thực phẩm an toàn.
  • Chế độ ăn đặc biệt tùy theo loại cấy ghép và phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư.
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vài tuần đầu tiên sau khi cấy ghép để giúp bệnh nhân nạp đủ năng lượng, chất đạm, vitamin, các khoáng chất và các dịch lỏng cần thiết.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm