Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư phổi là bệnh ung thư rất phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Khi biết được độ tuổi nào dễ mắc bệnh ung thư phổi, cùng cách phòng bệnh như thế nào cho đúng, sẽ giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư phổi là kết quả của sự tương tác giữa gen và thói quen cũng như môi trường sống trong thời gian dài. Sự tiếp xúc với các yếu tố độc hại xung quanh, một cách thường xuyên và liên tục dẫn đến sự đột biến gen, làm tế bào sinh sôi mất sự kiếm soát và hình thành nên khối u. Quá trình này có thể đã tiềm tàng chục năm đến vài chục năm trước đó. Do đó, bệnh ung thư phổi thường ít khi gặp ở người trẻ tuổi.
Tuy nhiên, với môi trường ô nhiễm, lối sống tiêu cực, cũng như việc ăn uống không cân bằng như hiện nay, bệnh ung thư phổi đang được trẻ hóa. Vậy độ tuổi nào thường hay mắc bệnh ung thư phổi?
Ngoại trừ một số ít trường hợp trẻ em bị có ung thư phổi do đột biến gen trong thời kỳ bào thai, ung thư phổi thường gặp ở người thuộc nhóm trên 40 tuổi, đa phần các bệnh nhân ung thư phổi có độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
Bên cạnh đó, ung thư phổi cũng rất thường gặp ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có khả năng gặp ở cả những người thuộc nhóm trẻ tuổi hơn.
Tại Việt Nam hiện nay, ung thư phổi là bệnh đứng đầu trong các bệnh về ung thư, thường gặp nhất ở nam giới. Theo thống kê về tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở Việt Năm ước tính năm 2020, số ca bệnh ung thư phổi ở nam giới vượt 40.000 trường hợp và ở nữ giới vượt 20.000 trường hợp, chưa kể những bệnh nhân biến chứng do Covid-19 gây ra.
Độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư phổi là thắc mắc của rất nhiều người. Các bác sĩ cho biết, bệnh ung thư phổi có thể gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi ngoài 50. Tuy nhiên, số ca mắc ung thư phổi đang ngày càng trẻ hóa.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh ưng thư này được các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng:
Tuyệt đối không hút thuốc lá giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, làm giảm tuổi thọ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Thuốc lá được xác định có liên quan đến trên 80% ca tử vong do bệnh ung thư phổi gây ra và tại Việt Nam có gần 97% những ca mắc ung thư phổi được chẩn đoán do hút thuốc lá gây ra.
Một số thành phần cực kì độc hại có trong khói thuốc lá được biết đến như: Tar – hắc ín, benzene, nicotine, nitrosamines… làm hư hoại tế bào phổi, biến đổi tế bào khỏe mạnh và thành tế bào ung thư.
Ngoài ra, việc hít phải khói thuốc lá cũng nguy hiểm không kém việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động hoàn toàn không an toàn cho trẻ sơ sinh và ở trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu chỉ đã chỉ rằng, sống cùng một người hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20 – 30% và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác ít nhất là 30% bao gồm một số ung thư như: Ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư thận, ung thư trực tràng và ung thư não.
Khí Radon là một yếu tố gây ra bệnh ung thư phổi hàng đầu ở người không hút thuốc lá tại Mỹ. Radon là khí phóng xạ tự nhiên lọt vào nhà qua kẽ nứt, vết nứt ở tường, sàn nhà… Đây là yếu tố liên quan đến 8% ca tử vong do bệnh ung thư phổi. Việc thường xuyên mở cửa, giúp thông thoáng nhà cửa đồng thời kiểm tra nồng độ khí radon thường xuyên sẽ làm giảm được lượng khí độc hại ở trong nhà và không gian sống.
Đối với những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói bụi đặc biệt là amiăng (hay xi măng) – nguyên liệu chính sản xuất ra tấm lợp fibro xi măng, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hơn hết. Trong thống kê có khoảng 40% số ca tử vong do amiăng là những bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, ô nhiễm trong không khí cũng có liên quan đến 5% số ca mắc bệnh ung thư phổi. Do đó, cần nghiêm túc sử dụng các thiết bị bảo hộ khi đi ra đường cũng như khi làm việc để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Amiăng rất nguy hiểm khi ở dạng bụi. Nguy hiểm cả ở khâu khai thác, sản xuất, vận chuyển cũng như khâu chế biến. Ngoài ra, các công việc phát sinh bụi amiăng trong sản xuất gồm các công đoạn: Khoan, trộn, cắt, nghiền, xé bao, phá dỡ đập các tấm vật liệu có chứa amiăng như tấm lợp…
Bụi amiăng là tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi, bụi phổi, tràn dịch màng phổi, ung thư biểu mô ác tính. Bụi amiăng xâm nhập vào phổi gây tổn thương lâu dài, hình thành khối u thậm chí có thể biến đổi thành khối u ác tính. Những người thường xuyên hít phải bụi amiăng thường sẽ phát bệnh sau 20 – 30 năm.
Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp có nhiều chất bảo quản. Tăng cường các loại rau màu xanh đậm như: Cải xoăn, cần tây, bông cải xanh... Bên cạnh đó, bắp cải được cho là thực phẩm có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho việc phòng bệnh ung thư phổi như: Rau họ cải, bắp ngô, cá hồi, nước ép trái cây…
Bên cạnh đó, nguồn nước nạp vào cơ thể cũng quan trọng không kém. Nguồn nước uống nhiễm arsen sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn đọc cần chọn lựa một nguồn nước uống đảm bảo tinh khiết.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều yếu tố khác nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mà chúng ta không thể kiểm soát được. Do đó, việc khám sức khỏe định kì và khám sàng lọc ung thư phổi đặc biệt rất quan trọng đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh này.
Việc khám sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện bệnh sớm, ngay từ khi chưa có triệu chứng bệnh, làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và hạn chế di căn.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.