Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dưa muối là sản phẩm rau củ lên men có vị ngon, được nhiều người ưa chuộng. Các bà nội trợ cũng thường muối dưa trực tiếp tại nhà và hay gặp tình trạng dưa muối nổi váng trắng. Vậy hiện tượng này là gì?
Dưa muối nổi váng trắng là hiện tượng gì? Vào mùa hè nóng nực, trong lọ dưa muối dễ nổi váng trắng, nguyên nhân là do lọ không được bảo quản tốt, khiến một số vi khuẩn khác xâm nhập vào lọ và phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, dưa muối bên trong sẽ có mùi vị không ngon, thậm chí là ôi thiu, hư hỏng.
Dưa muối được làm từ phương pháp lên men để làm chín thức ăn bằng các nguyên liệu có khả năng tạo ra men, kết hợp dùng thêm một số gia vị phổ biến như muối, đường, giấm…
Vị chua mặn của dưa muối đã kích thích vị giác, giúp chúng ta có cảm giác ăn ngon miệng hơn, hơn nữa dưa muối có lợi cho hệ tiêu hóa nên được đánh giá là tốt cho sức khỏe.
Điểm qua một số lợi ích của dưa muối với sức khỏe con người gồm:
Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ dưa muối với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì sẽ có tác dụng xấu đối với sức khỏe.
Một điều cần lưu ý khi ăn dưa muối chua là nếu trong lọ dưa ngâm bị nổi váng trắng, bạn không nên sử dụng vì có thể trong quá trình muối dưa đã xảy ra sai sót khiến dưa bị hư, nổi váng.
Dưa cải muối bị nổi váng trắng là do nước muối bị lạt hay hộp, lọ được dùng để muối dưa bị dính nước lạnh. Nguyên nhân khác có thể là do dùng đôi đũa ướt có dính nước lạnh hoặc đũa bẩn có khuẩn để gắp dưa. Đi kèm với nổi váng là tình trạng dưa bị nhớt do rửa dưa không sạch, nồng độ ngọt – mặn không đủ để bảo quản dưa hoặc khi đã muối xong, nếm thấy vị nước ngâm ngọt hay mặn hơn nên cho thêm nước lạnh vào.
Tùy theo màu sắc của lớp váng nổi mà bạn quyết định sử dụng tiếp sản phẩm hay là bỏ đi.
Lớp váng nổi màu trắng: Chỉ cần hớt bỏ váng đi, dùng nước ấm đã được đun sôi rửa sạch dưa để tiếp tục sử dụng, như vậy vẫn có thể ăn được.
Lớp váng nổi màu vàng, đen: Váng màu vàng hay đen là dấu hiệu cho thấy các vi nấm độc hại đã phát triển. Thường là loại nấm aspergilus flavor sẽ sản sinh ra độc tố với tên gọi là aflatocin, trở thành nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi, gan… Gặp tình trạng này thì bạn nên bỏ đồ chua ngâm đi.
Nếu nước ngâm đã bị nhớt, vớt dưa ra, dùng nước đun sôi đến khoảng 80 độ C rửa sạch nhớt. Sau đó, dùng khăn khô, sạch vắt dưa ráo nước và ngâm bằng nước muối mới.
Nếu dưa đã bị lên váng trắng thì không nên ăn dưa sống nữa. Khi đó nên vớt bỏ lớp váng, xả dưa sạch, vắt dưa ráo nước và dùng dưa để nấu canh, xào hay chế biến thành món khác.
Khi dùng đũa để gắp dưa, chúng ta phải dùng đũa sạch, không dính nước, dính dầu, tốt nhất là nên dùng đũa riêng để gắp, nếu không rất dễ mang một số vi khuẩn vào lọ dưa.
Vào mùa hè nóng nực, mép lọ dưa rất dễ bị bám dính chất dơ, chúng ta có thể dùng vòi nước chảy để rửa sạch mép lọ, không chỉ làm sạch một số bụi bẩn vi khuẩn mà còn có tác dụng làm mát sau khi vệ sinh, có thể rắc một ít muối lên chỗ đó. Muối có tác dụng khử trùng giúp bảo vệ lọ dưa.
Để gạn lớp váng trắng trong lọ, hãy dùng thìa sạch không dính nước và dầu rồi cho một củ hành tây vào lọ dưa vì hành tây có tác dụng khử trùng rất tốt, cuối cùng, bảo quản lọ dưa ở nơi thoáng mát.
Muốn ăn đồ muối chua ngâm, tốt nhất bạn nên tự làm ở nhà hoặc mua các sản phẩm nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của thương hiệu uy tín.
Bởi vì đồ muối chua được bán ở ngoài không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, người bán có thể dùng hóa chất để bảo quản như:
Nhìn chung, chỉ cần kỹ ở khâu sơ chế, ngâm dưa và bảo quản, bạn sẽ có lọ dưa muối ngon lành, an toàn khi dùng. Để kiểm soát được chất lượng dưa muối, chỉ có cách là bạn phải tự muối dưa ở nhà.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...