Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
“Đục thủy tinh thể đeo kính gì?” là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh đục thủy tinh thể, đặc biệt trong thời điểm hiện tại tỉ lệ mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng và có xu hướng trẻ hóa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu để biết người bệnh đục thủy tinh thể nên sử dụng loại kính nào nhé.
Đục thủy tinh thể là dấu hiệu mất tính trong suốt thường có của thủy tinh thể tự nhiên. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc protein thông thường, sự lắng đọng bất thường của các protein trong lòng thủy tinh thể hoặc do kết hợp cả hai yếu tố gây ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới.
Những yếu tố sau thường gây nên tình trạng đục thủy tinh thể:
Hiện tượng oxy hóa khử có vai trò quan trọng nhất trong hình thành đục thủy tinh thể ở người già. Khi còn trẻ, các phân tử có gốc glutathione có vai trò quan trọng trong hoạt động chống lại oxy hóa khử, tạo sự cân bằng giữa hiện tượng oxy hóa khử và chống oxy hóa khử trong lòng thủy tinh thể. Điều này giúp thủy tinh thể luôn được ổn định về cấu trúc cũng như tính chất hóa lý. Tuy nhiên, khả năng hoạt động và độ tập trung của các phân tử glutathione giảm dần theo tuổi khiến hoạt động gây oxy hóa khử tăng lên làm biến đổi các protein, các tế bào biểu mô bị phá hủy, dẫn đến đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể bệnh lý có thể do rối loạn chuyển hóa (hội chứng Lowe, galactose huyết, hạ calci huyết, đái tháo đường), do bệnh tại mắt, do bệnh toàn thân (đái tháo đường, bệnh hệ thống) hoặc do ngộ độc (thuốc lá, rượu, thuốc) gây ra. Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa và bệnh toàn thân thường gây rối loạn cân bằng điện giải giữa trong và ngoài thủy tinh thể, đồng thời quá trình oxy hóa khử các protein thủy tinh thể cũng bị kích hoạt mạnh mẽ hơn khiến quá trình đục thủy tinh thể diễn ra nhanh chóng.
Trong khi đó, bệnh lý tại mắt khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, cung cấp oxy cho thủy tinh thể giảm xuống, đồng thời việc thải các chất cặn bã bị ngưng trệ cũng là nguyên nhân khiến thủy tinh thể mất dần tính trong suốt. Các bệnh tại mắt gây ảnh hưởng tới thủy tinh thể thường được nhắc đến như bệnh mạch máu, glôcôm, viêm màng bồ đào, bong hắc, võng mạc,…
Ngoài ra, các thuốc và hóa chất sử dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành đục thủy tinh thể. Có rất nhiều loại thuốc được đề cập tới trong y văn như: Steroid, các thuốc co đồng tử, chlorpromazine, allopurinol, chloroquine và amiodarone.
Các nguyên nhân chấn thương gây đục thủy tinh thể được nhắc đến bao gồm do tia xạ, do chấn thương đụng dập, chấn thương xuyên và bỏng. Trong khi vết thương xuyên thường gây tổn thương trực tiếp vỏ của thủy tinh thể, gây ngấm nước và đục vùng vỏ tại khu vực quanh vết rách, sau đó lan dần gây đục thủy tinh thể toàn bộ thì chấn thương đụng dập thường gây các lực ép làm biến dạng thủy tinh thể.
Người bệnh đục thủy tinh thể thường có các dấu hiệu sau:
Rất nhiều người bệnh có thắc mắc: “Đục thủy tinh thể đeo kính gì?”. Không giống với các trường hợp nhìn mờ trong các bệnh lý như cận thị, viễn thị, hay lão thị, người bệnh có thể dùng kính để tăng thị lực, nhìn mờ do bệnh, đục thủy tinh thể thường không có loại kính nào có thể chữa bệnh dứt điểm được.
Cho đến nay, không có loại kính nào hay thuốc nào có thể làm chậm lại, phòng ngừa hoặc chữa được đục thủy tinh thể. Dù vậy, trong một số trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu, chủ yếu nguyên nhân do lão hóa, thì việc sử dụng kính lão kết hợp tăng độ sáng của môi trường xung quanh có thể giúp người bệnh nhìn rõ hơn phần nào. Việc sử dụng kính lúp phóng đại, kê đơn kính theo từng thời điểm đục thủy tinh thể giúp duy trì được chức năng cho người bệnh trong một giai đoạn nhất định. Ngoài ra, sử dụng kính sẫm màu giúp người bệnh đục vỏ thủy tinh thể giai đoạn đầu bớt cảm giác lóa mắt.
Dẫu vậy, theo thời gian, thị lực sẽ giảm dần do đục thủy tinh thể ngày một nặng hơn. Khi đó, bất kể loại kính nào cũng không có ích trong việc hỗ trợ người bệnh cải thiện thị lực. Đa phần người bệnh đục thủy tinh thể đều cần đến các phương pháp phẫu thuật để hồi phục thị lực. Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể bao gồm:
Qua bài viết trên đây, Nhà Thuốc Long Châu đã giải đáp câu hỏi "Đục thủy tinh thể đeo kính gì?", hi vọng đã mang lại thông tin hữu ích tới quý đọc giả!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.