Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả như nhiều người truyền tai nhau không? Cách sử dụng loại cây này như thế nào để điều trị bệnh trĩ?
Từ lâu, nhiều người đã mách nhỏ nhau rằng sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ. Phương pháp điều trị bệnh này có hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người bệnh không? Để hiểu rõ hơn về loại thực vật này và công dụng của nó trong việc điều trị bệnh trĩ, chúng ta hãy cùng phân tích qua các nội dung trong bài.
Cây lá bỏng còn được gọi là cây sống đời. Loại cây này rất dễ trồng và phát triển tốt. Cây lá bỏng tính mát, vị chua, có hiệu quả trong việc giải độc, thanh nhiệt và cầm máu hiệu quả. Trong thành phần của cây lá bỏng có các hoạt chất như acid izoxitric, acid cis-aconitic, acid citric, acid malic,... Các chất này có tác dụng kháng viêm tốt, hỗ trợ điều trị loét dạ dày, viêm ruột hiệu quả.
Đặc biệt, chất Bryophylin trong cây lá bỏng còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau rát do bệnh trĩ gây ra. Vì vậy, nhiều người đã tận dụng thực vật này trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
Đây là một trong những cách dễ thực hiện nhất nhưng đem lại hiệu quả cao khi điều trị bệnh trĩ nhẹ. Đầu tiên, bạn rửa sạch cây lá bỏng với cỏ nhọ nồi bằng nước muối loãng. Sau đó đem nấu cùng với 2 lít nước và uống mỗi ngày. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn lá bỏng với rau sam và chắt lấy nước cốt để uống. Trong lá bỏng có chứa nhiều nước và vitamin, giúp tăng cường lượng nước cho cơ thể, giải độc và thanh nhiệt hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Một phương pháp khác để giảm đau rát và khó chịu vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra là đắp cây lá bỏng. Phương pháp này bạn có thể thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Đầu tiên, bạn rửa sạch cây lá bỏng với nước muối và để ráo hẳn. Tiếp theo, bạn giã nát lá bỏng và đắp lên vùng hậu môn bị đau rát, sau đó dùng băng gạc cố định. Khoảng 20 phút sau, bạn rửa sạch lại với nước ấm và lau khô.
Cách thức này cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị 30 gram lá bỏng, 30 lá ngải cứu và 5 - 7 quả sung. Sau đó, rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị với nước muối và để ráo nước. Tiếp theo, đem tất cả nấu chung với 2 lít nước. Khi nước nóng, dùng hơi nước xông trực tiếp vào hậu môn mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau khi nước nguội, có thể ngâm hậu môn trong nước khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước ấm. Cuối cùng, lau khô lại với khăn mềm.
Nhìn chung, phương pháp điều trị bệnh nào cũng cần người bệnh phải kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ. Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ cũng vậy. Tùy vào từng cơ địa, cách chăm sóc, tình trạng bệnh, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống,... mà thời gian điều trị bệnh sẽ khác nhau. Một số bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng đáng kể sau một tháng. Bên cạnh đó, thời gian điều trị cũng có thể kéo dài 2 - 3 tháng đối với một số người.
Một điều bạn cần lưu ý là dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ chỉ nên áp dụng ở giai đoạn đầu của bệnh thì mới đem lại hiệu quả tốt. Đồng thời bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Trường hợp tình trạng bệnh nặng, bạn nên khám bác sĩ hoặc hỏi ý kiến của các chuyên gia.
Bên cạnh đó, sử dụng cây lá bỏng để trị bệnh tương tự như cách trị bệnh dân gian khác, phương pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, hỗ trợ giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, không trị dứt bệnh hoàn toàn. Vì thế, bệnh nhân vẫn cần phải đi đến gặp bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của cây lá bỏng thì cần chú ý khi áp dụng các phương pháp trên.
Đặc biệt, người bệnh cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không ngồi lâu ở một tư thế, tránh rượu bia, thức ăn cay nóng,... Những việc này không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh trĩ, mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Trên đây là các phương pháp dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu mà bạn có thể tham khảo. Những cách trong bài chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thể phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì vậy, để bệnh tình chấm dứt sớm, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh đưa ra.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.