Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng bị thủy đậu không còn quá xa lạ với nhiều người tuy nhiên biết cách phòng tránh cũng như đối phó với bệnh không bao giờ thừa.
Hiện tượng bị thủy đậu không còn quá xa lạ với nhiều người tuy nhiên biết cách phòng tránh cũng như đối phó với bệnh không bao giờ thừa.
Thủy đậu xuất hiện do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch bệnh thủy đậu vào mùa xuân ở Việt Nam tức là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Hầu như ai cũng có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng trẻ em là đối tượng mắc nhiều nhất.
Giai đoạn lây của thủy đậu chủ yếu qua đường hô hấp là khi tiếp xúc với những giọt nước bọt của người bệnh khi họ ho, hắt xì hơi hay nói chuyện trực tiếp. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Với phụ nữ mang thai, bệnh sẽ truyền cho con thông qua nhau thai.
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt kèm theo hiện tượng đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,…
Sau giai đoạn khởi phát cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt phỏng đỏ, mọng nước hay còn gọi là “nốt rạ”. Số lượng những nốt này có thể lên tới hàng trăm nốt mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đặc điểm chung là chúng phỏng đó, gây ngứa rát và thèm gãi liên tục. Các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước và bóng nước trong vòng 12 – 24 giờ. Thường thì không nên can thiệp vào những nốt đỏ này kể cả khi bị ngứa, những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.
Về mặt thẩm mỹ, những nốt này nếu không được bảo vệ và chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng là những nốt sẹo lõm rất xấu xí, khiến người bệnh cảm thấy tự ti nhất là khi chúng mọc trên mặt.
Với hiện tượng bị thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên việc cần làm duy nhất là giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, không kiêng gió, kiêng nước quá mức dẫn đến việc các nốt phỏng bị nhiễm trùng, nguy cơ biến chứng nặng sẽ càng xảy ra cao hơn. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin C, dùng nước muối vệ sinh đường hô hấp đồng thời nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Dùng vật dụng riêng cho trẻ để tránh lây lan bệnh cho người khác, cho trẻ nằm ở phòng riêng thoáng khí, cách ly đến khi trẻ khỏi hẳn mới cho đi học lại. Nên chọn cho trẻ những vật liệu quần áo bằng vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng
Nếu trẻ sốt cao có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải có ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ sốt kèm theo hiện tượng sốt co giật thì tốt nhất hãy đưa trẻ ngay đến các trung tâm y tế để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.