Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
COVID 19 là một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm do virus corona gây nên làm bùng nổ đại dịch khiến ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều thông tin xoay quanh căn bệnh này, trong số đó trên mạng xã hội lại rỗ nên tin: Không được tắm rửa khi mắc COVID? Vậy F0 có nên tắm không?
Bất kỳ ai cũng có khả năng lây nhiễm và mắc phải COVID 19. Thế nhưng nếu như đã tiêm vaccine rồi, cơ thể có sức đề kháng, tình trạng bệnh không quá nặng hoàn toàn có thể chữa tại nhà. Một trong những câu hỏi thường gặp khi tự điều trị COVID là: F0 có nên tắm không?
Theo y học cổ truyền người bị ốm hoặc cảm nên xông hơi nhưng phải kiêng tắm. Vì khi tắm nước sẽ làm giãn lỗ chân lông, gây mất khí, dễ bị nhiễm lạnh gây cảm hàn tử vong. Từ đó mọi người thường nghĩ rằng: Bị ốm phải kiêng nước.
Dựa trên những cơ sở khoa học thì trước kia điều kiện phòng tắm không được che chắn kín gió như bây giờ, người ốm nặng yếu dễ bị "trúng gió". Điều kiện nước cũng chưa tốt không có sẵn nước ấm, pha nước quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây ra tình trạng giãn mạch, có mạch toàn thân gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột.
F0 có nên tắm không?
Thực chất, tắm gội giúp giải phóng da chết, làm thông thoáng cải thiện bài tiết tuyến mồ hôi, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tinh thần và cả giấc ngủ. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy cơ thể rất là sảng khoái sau khi tắm xong.
Bị COVID thời gian có thể kéo dài 1 - 2 tuần nếu như bạn cứ mãi kiêng cữ không tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ có thể sẽ là nguyên nhân gây thêm những tác nhân gây bệnh khác.
Thế nên, các bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân covid cần phải tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh với nước ấm khoảng 36 - 37 độ. Khi cơ thể quá yếu thì chỉ nên dùng khăn lau người. Cần chia thời điểm tắm gội ra riêng, không nên tắm gội chung kéo dài thời gian ngâm nước. Đặc biệt không nên gội đầu khi quá muộn.
Nhiều người quan niệm rằng xông hơi với nhiệt độ cao sẽ làm chết đi virus gây ra COVID 19. Thế nhưng, thực chất theo y học hiện đại người bị COVID 19 xông hơi không diệt virus vì chúng đã xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, cư trú ở niêm mạc hô hấp. Xông hơi chỉ là biện pháp hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp, tạo cảm giác thư giãn hơn khi bị cảm cúm.
Có nên xông khi bị COVID?
Nếu như bệnh nhân COVID 19 có sốt không ra mồ hôi thì xông hơi sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Ngược lại nếu sốt có mồ hôi thì xông hơi sẽ làm nhẹ cơ thể và từ đó giảm sốt.
Ngoài ra, COVID 19 là bệnh về đường hô hấp nên trong thời gian nhiễm bệnh, chỉ nên xông vùng hô hấp, không xông toàn thân và trực tiếp vào người.
Như vậy, với bệnh nhiễm COVID 19, xông hơi là phương pháp điều trị hỗ trợ nhưng cần được áp dụng đúng cách. Chỉ nên xông vùng hô hấp để làm thông thoáng đường hô hấp tạo cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 - 15 phút là đủ.
Ngoài ra, không nên xông cả người gây mất mồ hôi, mất chất muối trong cơ thể làm người càng yếu đi.
Cố gắng vận động, tập hít thở đều khi bị COVID
Để nhanh chóng khỏi bệnh người bị COVID cần nên kiêng những điều dưới đây để nhanh chóng khỏi bệnh:
Long Châu đã thông tin đến bạn F0 có nên tắm không trong thời gian nhiễm bệnh. Ngoài ra còn chia sẻ đến bạn thêm một số thông tin khác liên quan đến việc xông hơi, những thứ kiêng cữ giúp bạn mong chóng phục hồi sức khoẻ hơn.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.