Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gạo là loại lương thực phổ biến nhất của người Việt và được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, gạo sạch thường dễ bị côn trùng xâm nhập. Loại côn trùng thường gặp nhất trong gạo là mọt. Vậy gạo bị mọt có ăn được không?
Gạo là thực phẩm nhà nào cũng có và ngày nào cũng dùng. Nếu gạo sạch, không bị phun thuốc chống mối mọt nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị bị mọt xâm nhập. Mọt đục hạt gạo và sử dụng chất dinh dưỡng trong hạt gạo để phát triển. Vậy liệu chúng nó thải ra chất độc hại gì trong gạo không? Gạo bị mọt có ăn được không?
Mọt gạo là một loài côn trùng thường có trong các loại lương thực lúa mì, gạo, ngô. Gạo càng sạch, càng sớm và không xay xát kỹ, còn giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, gạo không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác càng dễ bị mọt. Như vậy, khi thấy xuất hiện con mọt trong gạo cũng không hẳn là tin không tốt đúng không nào?
Bạn biết không, trứng của loài mọt gạo đã có thể bám vào hạt thóc ngay từ khi còn ở trên cánh đồng hoặc qua quá trình phơi, xát. Mỗi con mọt cái trung bình sản sinh được khoảng 380 trứng mỗi lần. Tuổi thọ của mọt gạo có thể kéo dài đến 8 tháng. Mọt gạo trưởng thành có thể dài đến 2mm, có răng sắc và dài. Thân mình con mọt có màu nâu đen, có thể có ánh cam đỏ trên cánh.
Trước khi giải đáp gạo bị mọt có ăn được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do gạo bị mọt. Có thể gạo lúc bạn mua về chưa có mọt, nhưng sau một thời gian lưu trữ và bảo quản, mọt gạo xuất hiện. Lý do có thể là:
Quay trở lại với vấn đề chính: gạo bị mọt có ăn được không? Theo các chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gạo bị mọt ở mức độ nhẹ. Ăn gạo mọt hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có điều khi mọt gạo đã thưởng thức phần nào dưỡng chất trong hạt gạo, thì giá trị dinh dưỡng của gạo cũng sẽ giảm đi đáng kể. Khi ăn gạo mọt, chúng ta cũng không cảm nhận được vị bùi thơm như gạo thông thường.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, gạo bị ít mọt có thể ăn. Còn gạo quá nhiều mọt thì nên bỏ. Những con mọt gạo trưởng thành tồn tại trong gạo với số lượng nhiều có thể tiết ra các chất như benzoquinone, aflatoxin. Đây đều là những thành phần không tốt cho sức khỏe. Gạo đã bị mọt xâm nhập trong thời gian dài còn có thể bị mốc, đổi màu, biến chất. Nếu thấy gạo bị vón cục, có dấu hiệu đổi màu mốc hỏng, bạn nên bỏ ngay lập tức để tránh bị ngộ độc.
Vì gạo là lương thực được sử dụng hàng ngày, nên thông thường khi chúng ta phát hiện mọt, thì mọt cũng chưa quá nhiều. Nếu thấy gạo vẫn có thể sử dụng được, bạn có thể xử lý gạo bằng những cách sau:
Khi đã biết gạo bị mọt có ăn được không, bạn cũng nên học thêm bí quyết hô biến gạo mọt ngon như gạo mới. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng như:
Gạo bị mọt có ăn được không? Câu trả lời là có nếu gạo bị mọt chưa nhiều bạn nhé! Trong trường hợp gạo đã bị mọt đục nhiều, bị vón cục hoặc nấm mốc, tốt nhất bạn đừng tiếc. Gạo bị mốc tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc và nhiều vi khuẩn gây bệnh không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
Gạo bị mốc có ăn được không và cách bảo quản để hạn chế mốc
Gạo lứt bị mốc có ăn được không? 3 công dụng tuyệt vời từ gạo lứt
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.